Đường Trường Sơn hay còn được gọi là
đường mòn Hồ Chí Minh là tên gọi chung của một hệ thống đường dọc ngang trong
tuyến vận chuyển của đường dây 559 bao gồm nhiều con đường khác nhau: đường 12,
128A, 128B, 15B, 15A, 20, 10, 16,18,14, 46, B45, 49...với chức năng sử dụng của
mỗi con đường khác nhau như: Đường gùi, đường xe đạp thồ, đường cơ giới, đường
thông tin, đường ống dẫn dầu... Trên địa bàn của tỉnh Quảng Trị có 3 tuyến đường
đi trong hệ thống đường Trường Sơn đó là:
-
Tuyến
đường gùi thồ ra đời sớm nhất từ Khe Hó qua đường 9 vào A Túc.
-
Tuyến
đường cơ giới 15A từ Hoà Tiến về Xuân Sơn qua Bái Hà vào Gio Linh qua cầu treo
Bến Tắt đến Cam Lộ gặp đường 9 ở km 12.
-
Tuyến
cơ giới 14 chạy dài từ bắc sông Bến Hải qua các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng
Linh, đến ngã ba Khe Sanh và xã Húc, Ba Nang và A Lưới rồi tiếp tục về Thượng Đức,
Khâm Đức..cho đến Đồng Xoài . Từ năm 1973, một con đường mới mở bắt đầu từ km
46 của đường 9 (từ Đông Hà lên) vượt qua
sông Đackrông bằng một chiếc cầu sắt chạy vào A Lưới gặp đường 14 củ ở Km 12 tại Biên Giàng xã Tà Long. Đoạn đường từ Đackrông
vào A Lưới là một con đường trải nhựa đầu tiên đánh dấu bước ngoặc phát triển của
Trường Sơn thô sơ đến hiện đãi. Hiện nay nó mang tên là “Đường Trường Sơn” hay
còn gọi là đường 14b. Còn đoạn đường từ Bến Giàng đi ra phía Bắc gọi là đường
14B.
Gọi di tích đường Trường Sơn ở Quảng
Trị là nhằm chỉ một hệ thống các con đường của tuyến vận tải 559 đi qua địa bàn
Quảng Trị gồm ba tuyến đường nói trên. Trong đó đường 14A được coi là đoạn
chính.
Sau năm 1945, đất nước được chia cắt
làm hai miền. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cả nước có nhiệm vụ chi viện
sức người, sức của cho miền Nam để đánh đuổi quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai,
giải phóng đất nước. Bộ chính trị Trung ương Đảng giaonhie65m vụ cho quân đội
nhân dân Việt Nam mở đường vận chuyển sức người, sức của chi viện cho miền Nam.
Tha1g 5-1959 binh đoàn Trường Sơn ra đời lấy tên là đoàn 559. Lực lượng công
binh của đoàn bí mật mở đường mòn Hồ Chí Minh từ Khe Hó để người và ngựa có thể
thồ, gùi, vũ khí, lương thực...chi viện cho chiến trường. Lúc này số lượng người
và hàng hoá đưa vào chưa được nhiều vì đường vận chuyển còn khó khăn, phương tiện
cơ giới được sử dụng hết sức hạn chế.
Từ năm 1965 Mỹ trực tiếp nhảy vào miền
Nam, tiến hành “Chiến tranh cục bộ” với quy mô ngày càng ác liệt.Đoàn 559 đã
cùng với nhân dân tại chỗ nhanh chóng mở thêm đường xe cơ giới vận chuyển. Sau
13 năm (1959 – 1972), nam trục đường dọc Bắc – Nam và 21 trục đường ngang Đông
– Tây đã được mở tạo thành một mạng lưới đường chiến lược toả khắp nun rừng. Những
con đường trên cộng lại có chiều dài 13.645 km. Nếu cộng thêm vào các đường
vòng, đường tránh thì dài gần 16.000km (dẫn theo Văn Nhỉ: Đường Mòn Hồ Chí Minh
- Sở Văn Hoá Thông Tin BTT,1985). Bằng
những công cụ thô sơ dưới mưa bom bão đạn, mỗi năm bộ đội Trường Sơn đã mở gần
1.000km đường xuyên rừng, băng đèo,vượt suối trên những địa bàn hết sức hiểm trở.
Đường mòn Hồ Chí Minh đã vận chuyển từ
hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam 1.349.057 tấn hàng,
1.454.750.000 tấ/km đã đưa đón trên 4 triệu lượt người vào ra trong những năm
đánh Mỹ.
Để mở rộng được hệ thống đường vận tải
lớn như thế, bộ đội Trường Sơn cùng vớ thanh niên xung phong và nhân dân khắp
nơi đã vừa phải vật lộn với mưa ngàn thác lũ, lam sơn chướng khí, rừng thiêng
nước độc, vừa phải chiến đấu quyết liệt hàng giờ hàng ngày với kẻ địch cả trên
trời lẫn dưới mặt đất bằng tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đánh địch
mà đi, mở đường mà tiến”. Có những khúc đường hầu như ngày nào cũng phải làm lại
có ngày phải vài ba lần phá bom nổ chậm vừa sửa sang lại đường. Hàng ngàn chiến
sĩ nêu gương anh dũng hy sinh xương máu để bảo vệ đường thông suốt.
Hòng tiêu diệt sinh lực của ta. Mỹ tổ chức
bộ chỉ huy các lực lượng quân sự chuyên nghiên cứu và săn tìm đường mòn Hồ Chí
Minh để đánh phá và tin rằng có thể làm ran nát tuyến hành lang chiến lược 559
bằng các loại bom đạn cở lớn và các phương tiện giết người một các có hiệu quả.
Trong cuộc giành giật tử sinh này, bộ chỉ huy Mỹ đã huy động 727.558 lần chiếc
máy bay (có 22.460 lần chiếc B52) ném xuống đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn
bom các loại. Chúng đã dùng chất độc hoá học để huỷ diệt sự sống làm cho
1.805.345 người bị nhiễm độc, phá huỷ trên 6 triệu lượt héc-ta cây trồng. Bộ đội
Trường Sơn đã đánh trả máy bay Hoa Kỳ 111.335 trận, bắn rơi 2.450 máy bay. Đã
đánh trả bộ binh Mỹ và quân Nguỵ Sài Gòn 2.500 trận, diệt 16.933 tên, bắt 1.196
tên, góp phần mở rộng vùng giải phóng kể từ hai phía đông và tây Trường Sơn (những
số liệu này dẫn theo Văn Nhỉ: Đường Mòn Hồ Chí Minh đã dẫn trong bài)
Hệ thống các tuyến đường Trường Sơn ở
tỉnh Quảng Trị là một trong các đoạn đường từng chứng kiến tinh thần anh dũng
kiên cường, khí phách hiên ngang, sự chịu đựng hy sinh gian khổ và chiến đấu
quyết liệt, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
Hiện nay các tuyến đường Trường Sơn ở Quảng Trị có các hiện trạng khác nhau, con đường 14B chỉ còn được sử dụng được từ Hướng Phùng, Hướng Linh ra ngã ba Khe Sanh vào Húc chỉ dùng được cho người đi bộ. Đoạn đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, một vài đoạn không còn đi lại được. Con đường 14A từ Đakrông vào A Lưới vẫn còn tương đối tốt (đoạn đường do Cu Ba giúp xây dựng lại). Tuyến đường 15 đã được sửa sang lại từng đoạn. Còn đoạn gùi, thồ từ Khe Hó và A Túc thì đang đứng trước nguy cơ bị xoá dấu vết hoàn toàn.
Hiện nay các tuyến đường Trường Sơn ở Quảng Trị có các hiện trạng khác nhau, con đường 14B chỉ còn được sử dụng được từ Hướng Phùng, Hướng Linh ra ngã ba Khe Sanh vào Húc chỉ dùng được cho người đi bộ. Đoạn đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, một vài đoạn không còn đi lại được. Con đường 14A từ Đakrông vào A Lưới vẫn còn tương đối tốt (đoạn đường do Cu Ba giúp xây dựng lại). Tuyến đường 15 đã được sửa sang lại từng đoạn. Còn đoạn gùi, thồ từ Khe Hó và A Túc thì đang đứng trước nguy cơ bị xoá dấu vết hoàn toàn.