-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Hàng Rào Điện Tử Mac Namara

Mỹ tung thám báo, biệt kích xuống núi rừng Trường Sơn, tăng cường ném bom, bắn phá đường mòn Hồ Chí Minh không ngăn chặn nổi lực lượng phía Bắc tăng cường cho miền Nam. Tiếp đến kế hoạch: ném bom “đánh cho miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá” thất bại. Lúng túng trước khí thế đồng bào miền Nam trỗi dậy, Gorge Juste giáo sư trường đại học Havard đã đề nghị xây dựng hàng rào chống xâm nhập chạy ngang vùng phi quân sự phía Nam. Tháng 7 – 1966. 47 nhà khoa học quân sự Mỹ đã họp dưới sự chủ toạ của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mac Namara nhằm nghiên cứu xây dựng hàng rào điện tử này trên cơ sở sử dụng công cụ vũ khí hiện đại mới được phát minh. Qua đó lầu 5 góc dự định rằng hàng rào này gồm 2 bộ phận, một chống người gồm các bãi mìn sát thương; một hệ thống xe gồm các máy phát hiện tự động chỉ mục têu cho máy bay đến bắn phá. Chi phí dự trù khoảng 800 triệu đô-la/năm và phải mất một năm mới xây dựng xong.
Tuy nhiên do địa hình phức tạp và do sự chống trả quyết liệt của ta, nên Mỹ  chỉ xây dựng được hàng rào trên quy mô từ bờ biển Gio Phong lên cứ điểm 31 với chiều dài 3km làm lá chắn bảo vệ cho cảng Cửa Việt.
Hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3 mét. Trên mặt cài mìn tự động. phía trước là bãi mìn tự động. phía trước là bãi mìn dày đặc rộng 100m. Tính ra bình quân mỗi mét vuông 4 quả mìn.
Hai căn cứ Dốc Miếu và Cồn Tiên được xây dựng khá công phu, tạo cho tứ giác chiến lược Dốc Miếu – Quán Ngang – Cồn Tiên – Bái Sơn.
Ở Cồn Tiên - Dốc Miếu chúng thiết lập một loạt lô cốt bê tông cốt thép vừa di động, vừa cố định, từ trung tâm đến tận mép 17 hàng rào thép gai, chằng chịt hệ thống đường ngầm, giao thông hào dày đặc, để đóng quân, chứa lương thực, vũ khí sẵng sàng cơ động chiến đấu. Bên ngoài và giữa các hàng rào là bãi mìn dày đặc. Cùng với sự canh phòng của quân lính, của mìn còn có hệ thống theo dõi canh gác rất hiện đại gồm đủ các  kiểu “cây nhiệt đới”, “mã thám”...Bảo vệ hàng rào là lính “gà tàng”, “trâu điên”, “dơi - nhện”...Bọn này được huấn luyện thiện nghệ, phối hợp cùng xe tăng, trực thăng bảo vệ vòng trong, chúng thường xuyên tung quân luồn sâu đánh phá các đường hành lang của ta.
Lực lượng chốt giữ tại chỗ chủ yếu là các đơn vị quân Mỹ thuộc sư đoàn American, sư đoàn 3 lính thuỷ đánh bộ và các lữ đoàn của sư đoàn kỵ binh bay số 1, sư đoàn dù 101 được trang bị tới tận răng.
Dốc Miếu - Cồn Tiên được mệnh danh là “con mắt thần” là”bất khả xâm phạm của nước Mỹ”, chúng đã từng thách thức: một con chuột cũng không chui lọt hàng rào điện tử Mac Namara.
Từ căn cứ 31 lên rừng, chúng tăng cường những cứ điểm mạnh, được trang bị tối tân, rải chất độc hoá học phá trụi cây cối, tạo nên một vùng trắng trước quyền kiểm soát ngày đêm của các phương tiện khoa học tân kỳ  của Mỹ đặt trẹn căn cứ và trên máy bay thám thính 24/24 giờ trên dọc vùng trời thuộc hàng rào điện tử Mac Namara.
Suốt 5 năm từ 1967 – 1972 du kích Gio Linh và bộ đội bắc Quảng Trị bám sát địch từng ngày. Khi bị bao vây lỏng, khi khép chặt vòng vây, khi đánh giữ hành lang. Thả cóc vào lon sữa bò, treo lên hàng rào, quấy rối không cho địch ngủ yên. Tẩm xăng vào chuột, đốt cháy thành ngọn lửa, thả vào hàng rào địch, gây những đám cháy làm náo loạn đối phương. Những súng bán tỉa phục kích, bất cứ lúc nào cũng có thể nhả đạn, biến cuộc sống trên hàng rào điện tử trở nên không bình thường. Liền trong hai trận ngày 27 – 7 – 1966 và 20 – 3 – 1967, ta tập kích 1.000 quả đạn pháo 100 li, 105 li, 1500 quả đạn Kachiusa, 400 quả cối vào căn cứ Dốc Miếu diệt 1.370 lính Mỹ, phá huỷ 3 kho xăng, 4 kho đạn, 11 khẩu pháo, 40 xe, 5 máy bay lên thẳng...tiếp đó hàng rào điện tử liên tục bị đánh tơi tả.

Đến năm 1972, chiến dịch tấn công nổi dậy mạnh mẽ trên chiến trường Quảng Trị - Dốc Miếu - Cồn Tiên, quân địch đã tháo chạy bỏ lại hàng rào “bất khả xâm phạm” vào quên lãng. Dốc Miếu - Cồn Tiên được xếp hạng là di tích lịch sử Cách Mạng.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung