-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Tài Liệu Thuyết Minh Bình Định



Đến 1775, nhà Tây Sơn xây dựng lại kiên cố, đặt tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778. Từ năm 1776 đến 1793 là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Thành Hoàng đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi 7400m, Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m, rộng 370m. Bên trong Thành Nội có Tử Cấm Thành cũng hình chữ nhật dài 174m, rộng 126m.
Sau khi bị nhà Nguyễn thôn tính, thành đã bị tàn phá. Di tích hiện nay không còn nguyên vẹn, chỉ còn sót lại Cổng Tam Quan và các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương. Trong thành có di tích cũ của người Chăm như giếng vuông, tượng nghê, voi đá. Bên cửa hậu có gò Thập Tháp, trên gò có 10 ngôi tháp Chàm, hiện nay không còn. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 m, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, hai voi đá và nhiều tượng quái vật. Chùa Thập Tháp nằm ở phía Bắc Thành, chùa Nhạn Tháp nằm ở Nam thành là những ngôi chùa cổ, trong đó còn giữ được nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn. Thành đã được xếp hạng Di tích Lịch sử năm 1982.

Đi gần đến địa giới Quảng Ngãi là ta gặp dừa Tam Quan. Vậy là lại vẳng nghe câu hát: “Chiều chiều ngó phía Tam Quan, Thấy bầy cò trắng bay ngang rừng dừa”.
Ôi rừng dừa Tam Quan là đây! Trùm lên bóng mát con đường là một cánh rừng dừa bên quốc lộ 1. Du khách có cảm giác lâng lâng, tâm hồn thanh thản như đang đi vào giấc ngủ tuổi thơ nơi xứ dừa.
Rừng dừa Tam Quan đầy ấp gió biển, xanh xanh óng mượt những tán lá dừa đang xõa tóc lay động nhè nhẹ như đang vuốt ve ai dạo bước dưới chân gốc dừa già nặng chùm quả biếc mọc siêu siêu trên mặt đất chỉ một sải tay là có thể hái được…
Xe khách đã định trước chặng dừng chân nơi đây để thưởng thức bữa cơm dọc đường đặc biệt với gạo gon, mực ống và vị canh ngọt lịm của cá cơm, cá mó kề liền đĩa cá thu cá chim luộc, cá hô nướng làm khách nhãng quên món cơm gà chiên hấp dẫn.
Du khách còn ngạc nhiên hơn vì bữa ăn thịnh soạn như vậy mà sao giá lại rẻ đến bất ngờ. Có gì đâu, chỉ tại Tam Quan gạo trắng nước trong, tôm cá bạt ngàn cộng với tấm lòng mến khách nên mới được thượng đế nuông chiều đến thế, ai nỡ lòng nào bóc lột khách vãng lai khi chưa được dịp chiêu đãi khách tại nhà.
Lưu luyến đất dừa, trước khi lên xe đi tiếp, khách không quên thưởng thức nước cốt dừa Tam Quan. Trước cửa dãy nhà phố nhỏ ngổn ngang những buồng dừa xếp đống. Mỗi buồng có tới vài ba chục quả tươi đủ các màu quyến rũ: màu xanh mượt của dừa nạo, vàng óng của dừa lửa và lạ lẫm là dừa xiêm chỉ to bằng trái bưởi mà vị ngọt như đường phèn hòa trong nước mát.
Cơn đói đã qua cơn khát không còn nữa, sau giây phút tận hương một bữa ăn ấn tượng dọc đường khách cố ngồi thêm chút nữa để ngắm thêm một lần bóng dừa cao vời vợi, chùm quả xanh tròn trịa với dòng sông nhỏ, với những con lạch bao quanh đê tưới tiêu một cách tự nhiên cho một vùng cây trái.
Những sớm mai mát lành gió biển Đông, rừng dừa xôn xao lay động, ngọn cây tán lá đung dưa, dưới gốc liền kề tiếng mái chèo khua nước nhẹ nhàng, con thuyền nhỏ êm trôi chầm chậm, trong khoang chất đầy trái ngọt, những chùm dừa xanh ấy được chuyên chở về đâu?
Hèn nào mà người dân Nghĩa Bình xưa lúc đi xa vẫn nhớ mãi một góc quê mình. Họ hát: “Ai xa Bình Định Tam Quan, Mà không vương vấn những hàng dừa xanh”.
Đi sâu vào một đoạn đường làng phủ dầy cát mịn, rợp bóng những hàng dừa tơ, bất ngờ gặp những đôi trái gái làng cùng nhau ngồi dưới gốc cây tước sơ dừa bện chão. Những vòng dây dừa cuộn xoắn vào nhau trong giọng hát xa xa. Có ai nghe thấy họ đang hát về tình yêu đôi lứa, về quê hương yêu dấu, về hạnh phúc thanh bình? Những sải dây dừa đủ cỡ sợi to để néo buộc thuyền, sợi nhỏ mỏng manh dành cho em gái nhảy dây trong sân trường góc phố.
Khách lãng du cứ việc xem việc ngó những gì chuyển động những gì tĩnh tại rồi thả bộ dưới bóng râm rừng dừa mặc cho trời hè soi nắng nhưng tuyệt nhiên chẳng có một tia nắng lọt qua được những tán lá dày khép kín không trung.
Khách bộ hành cứ thủng thẳng bước đi chậm chạp dạo chơi như đi trước sân đình không mưa, không nắng. Rừng dừa bao giờ cũng sạch mát, mặt đất nhẵn trơn không một bụi cây lùm cỏ hoang dại nào mọc lẫn vào dây làm cho ai đó cứ tưởng là một sân chơi trong công viên bát ngát nơi đô thị.
Rừng dừa Tam Quan một thời xơ xác khói lửa chiến tranh, giờ đây, sau 30 năm giải phóng, rừng dừa Tam Quan lại ngút ngàn mượt xanh hơn bất cứ bao giờ. Suốt một giải đất ven bờ miền Trung dài dặc mà trung tâm là Tam Quan biết bao bóng dừa cao vút xanh rờn vẫn luôn lả lướt soi mình bên bãi cát dòng sông hay trước thềm nhà, bờ ao, ngoài ngõ, cuối vườn. Cây dừa đã che mát cho một vùng nhiệt đới với cái nắng hè khắt khe nóng bỏng. Ta xin cảm tạ và mãi biết ơn rừng dừa ở bất cứ đâu.

Ôngquê gốc ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn , phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộcxã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia), nhưng nơi Đào Duy Từ bắt đầu sự nghiệp củamình để rồi trở thành một nhân vật nổi tiếng lại là đất Tùng Châu (nay thuộchuyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).Năm 1627 Đào Duy Từ được tiến cử lên chúa Nguyễn Phúc Nguyên và được trọng dụngphong làm Nha Nội tán, Tước Khê Lộc hầu, trong coi việc quân cơ trong ngoài vàcho được tham bàn quốc sự. Ông là người đề xuất với chúa Nguyễn cho đắp lũy TrườngDục (Quảng Bình) và một lũy khác chạy dài từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đào Mậuthuộc Đồng Hới, tục gọi là lũy Thầy dài hơn 3000 trượng, cao 1 trượng 5 thước.Đây là 2 công trình phòng thủ lợi hại giúp chúa Nguyễn ngăn chặn hiệu quả cáccuộc xâm lấn của quân Trịnh. Đào Duy Từ mất năm 1634 (hưởng thọ 63 tuổi). Chúa Nguyễn thương tiếc, đã truy tặngông Hiệp mưu đồng đức công thần, đặc tiến trụ quốc kim tử Vinh lộc đại phu Tháithượng tự khanh lộc khê hầu. Năm Gia Long thứ tư (1804), xét công trạng cáckhai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp vào hạng Thượng đẳng, cho thờ phụng ởThái miếu, năm Gia long thứ 9 (1810) được liệt thờ ở miếu khai quốc công thần,năm Minh mệnh thứ 12 (1831) truy phong đông cát đại học sĩ, Thái sư hoàn quốccông.  Với tư cách một nhà chính trị, ĐàoDuy Từ đã giúp chúa Nguyễn đưa xã hội Đàng Trong từng bước đi vào thể chế ổn định.Ông cũng đề nghị chúa Nguyễn cho tổ chức các kỳ thi để chọn người tài và thựcthi nhiều chính sách có lợi cho quốc kế dân sinh. Là một nhà thơ, Đào Duy Từcòn để lại cho đời một số tác phẩm có giá trị. Bài Ngọa Long cương vãn gồm 136câu lục bát từ lâu được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, tương truyền rằng vở tuồngSơn Hậu cũng như các điệu múa Hoa Đăng,Nữ tướng xuất quân cũng điều do Đào DuyTừ sáng tác. Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa nhưng làng Tùng Châu thuộc xã Hoài thanh (HoàiNhơn) là nơi đã hun đúc thêm tài năng và ý chí của ông, giúp ông bắt đầu một sựnghiệp lớn. Sau khi ông qua đời chúa Nguyễn cho đưa thi hài về mai táng và lậpđền thờ tại đây. Hiện nay trên vùng đất thuộc Tùng Châu xưa vẫn còn một số ditích liên quan đến Đào Duy Từ . Di tích lăng mộ Đào Duy Từ nay thuộc địa phận thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyệnHoài Nhơn. Năm Gia Long thứ 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc côngthần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và 6 người trôngcoi phần mộ. Đến năm Minh mệnh thứ 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửachữa lăng mộ cho ông. Trải qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ ông bị hư hạinhiều. Lần sửa sang gần đây nhất được tiến hành năm 1999. Từ thị trấn Bồng Sơn ruổi theo Quốc lộ 1A khoảng 7 km tới cột cây số 1138 rồi rẽhướng tây là sẽ đến các địa chỉ cần tìm. Cỏ trên mộ ông luôn ấm hơi người, củacon cháu, của bà con nơi đây, của khách thập phương. Bởi cuộc đời đầy nhữngtình tiết ly kỳ của ông, bởi tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hainày, bởi sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với nhân dân Đàng Trong vẫnsẽ còn sống mãi với thời gian.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung