-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Tài Liệu Thuyết Minh Quảng Ngãi

Chuyên đề cây Cau
Cây cau được trồng ở các khu vực ấm áp của châu Á để lấy quả khi còn non có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, có chứa hạt kích thước cỡ hạt của quả cây sồi, hình nón với đáy phẳng và màu bên ngoài có ánh nâu; bên trong lốm đốm như hạt nhục đậu khấu. Quả của nó được bổ (hay cắt) thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu không và têm vôi thành miếng trầu. Người dùng nhai trầu rồi bỏ bã. Cau, trầu và vôi làm răng và môi người nhai đỏ thẫm. Vị trầu rất nóng và hăng. Quả cau có vị thơm nồng và hăng và có thể gây say khi lần đầu tiên sử dụng nó. Người Đài Loan là những người buôn bán và ăn trầu cau nổi tiếng thế giới. Hàng năm, họ nhập khẩu rất nhiều cau từ Sumatra, Malacca, Thái Lan, Việt Nam. Mo cau có thể dùng làm quạt. Lá cau khô được dùng làm chổi.
Núi Thiên Bút có tên mỹ miều là Thiên Bút Phê Vân nghĩa là "Bút trời vẽ mây".
Một ngọn núi nhỏ ở phường Chánh Lộ , nằm ở phía Nam thành phố Quảng Ngãi , cách trung tâm thành phố 2km, nằm trên quốc lộ 1A. Hình núi tròn trặn, đỉnh nhỏ tua tủa cây cối, xa trông như ngọn bút lông.
Xưa kia núi này có nhiều cây trâm, cây móc. Hai thứ cây này có quả màu tím đen. Lá móc thường dùng để nhuộm sắc đen. Bên chân có một gò vuông gọi là hòn Nghiên.
Tương truyền trên đỉnh Bút có ngôi chùa cổ (hiện còn nền) ngoài ra còn có một cây quế rừng rất quý.
Người dân địa phương từng nhiều lần gắng công tìm cây quế mà không gặp nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn tìm được lá quế rụng dưới chân. Có nhiều đêm bỏng hương quế bay ngào ngạt cả một vùng.
Người dân phường Nghĩa Chánh có kể lại: Thời Pháp thuộc có người làm nghề kéo xe tên Phụng, nhà nghèo ở gần núi Thiên Bút đã có lần tình cờ lượm được lá quế. Ông này đem về sắc thuốc cho mẹ đang bị bịnh nặng. Người mẹ hết bịnh sau khi uống nước lá quế. Núi Thiên Bút là địa cuộc phát triển văn phong cho một hạt. Ngọn Thiên Ấn cao 101m, ngọn Bút chỉ cao 61m.
Các thầy địa lý thường nói rằng: Hòn Ấn lấn hòn Bút, vì vậy người dân Quảng Ngãi dù có học giỏi, tài cao cũng không bao giờ làm lớn đến cực phẩm triều đình, còn những người làm lớn thì học lực không mấy uyên thâm.
Buổi sáng sương mù bốc lên chập chờn lưng chừng đồi tỏa dần trên đỉnh núi chan hòa với mây cao. Ngọn núi nhọn bị sương che lấp xa xa như một ngòi bút viết trên mây. Đây là núi Thiên Bút phê vân. Và mỗi lần có bút phê vân thì dân địa phương tin có việc lớn sẽ xảy ra trong tỉnh.
Theo cái nhìn của thi nhân du khách, hòn Bút đứng riêng không tạo được vẻ đẹp quyến rũ. Nhưng nếu mượn gió mây, mượn chim qua lại rồi đứng xa nhìn với mắt tưởng tượng thì sẽ thấy ngòi bút vảy gió viết hàng nhạn vào những bức mây trải rộng trên nền trời xanh, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng.
Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, là khu di tích lịch sử, nơi ghi lại tội ác đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ nằm trên địa bàn xã Tịnh Khê, huyện Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía đông bắc. Ngày 16/3/1968, một cuộc hành quân huỷ diệt dã man chưa từng thấy, được quân xâm lược Mỹ mưu tính và thực hiện, đánh vào người dân Sơn Mỹ vô tội không một tấc sắt trong tay. Với chủ trương: đốt sạch, phá sạch, giết sạch, chúng đã biến nơi này thành vùng đất chết.
Lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên thôn Tư Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và cuộc thảm sát bắt đầu. Số người tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy. Vụ thảm sát Sơn Mỹ là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án.
Ðến Sơn Mỹ hôm nay, du khách có thể dừng lại trước bức tượng để cảm nhận nỗi đau tột cùng của nạn nhân Sơn Mỹ ngày ấy. Bên trong nội thất Nhà Chứng tích, du khách có thể xem nhiều hiện vật còn được lưu giữ: đó là chiếc mâm thau cũ còn lỗ chỗ vết đạn, chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ, chiếc mõ tụng kinh của nhà sư Thích Tâm Trí còn tìm lại được. Trong những hiện vật đó còn tìm thấy chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh. Sau khi cô bị sát hại, người yêu cô đã tìm nhặt lại được chiếc kẹp tóc ấy, trân trọng giữ gìn nó suốt 8 năm trời trước khi giao nó cho Nhà Chứng tích...

Tiếp đó, họ thấy một nhóm thường dân Việt Nam (lại chỉ toàn trẻ con, phụ nữ và ông già) trong một căn hầm mà lính bộ binh Mỹ đang tiến đến. Thompson hạ cánh và tuyên bố nếu toán lính bắn vào dân, anh sẽ giúp họ thoát khỏi nơi này. Có chừng 12-16 người trong hầm được đưa lên trực thăng thoát khỏi vụ thảm sát.  Năm 1998, ba quân nhân Mỹ, gồm Hugh Thompson (phi công), Glenn Andreotta và Lawrence Colburn (phụ trách súng trên máy bay) được chínhphủ Mỹ trao huân chương vì đã ngăn chặn đồng ngũ giết chóc thường dân, giảm số thương vong trong vụ Mỹ Lai. Thompson và Colburn sau này đều trở lại ngôi làng và gặp lại những người được cứu sống.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung