"
Con làm rứa, mạ buồn." hoặc " Em ơi, em về đi, em không về chị buồn
đó!" . Đấy là những lời các mẹ, các chị la em, nghe đến kỳ lạ, không thét
lên mà chỉ như năn nỉ. Bởi vậy mà những đứa con xứ Huế, rất sợ mình có lỗi, có
lỗi thì chị buồn, mạ buồn...
Người Huế thường giấu kín những khó khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách khứa láng giềng. Khi nhà có khách, có đong gạo nấu cơm cũng phải nhẹ tay, đừng để khách biết mình đong mấy lon cũng không để khách biết nhà mình hết gạo. Nếu có hết gạo thì đi cửa sau sang nhà hàng xóm mượn tạm. Vợ chồng có lỡ cãi nhau, có khách vào phải lau khô nước mắt, nét mặt phải trở lại bình thường.
Tính cách người Huế, được kết tinh và phát lộ qua ca dao, dân ca Huế, nó buồn và sâu lắng. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhận xét rất tinh tế: dân ca Huế là dân ca của sông Hương, dân ca của ban đêm. Nếu ca Huế là lời ca giao đãi của người con gái chèo đò với những người bạn đang chèo những con đò xuôi ngược với những ai đó trên bờ sông, thì Lý Huế là lời tâm tình của những con người cùng chung một con đò với ngổn ngang tâm trạng: " Trước bến Văn Lâu, ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong" hay " Anh về ngoài Bắc lâu vô, vẽ tranh hoạ đồ để lại cho em."
Khi nói đến tính cách người Huế ta thường nói tới người phụ nữ Huế? bởi một lẽ, tính cách người phụ nữ người mẹ, người chị có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách những người con, người em (trong đó có cả nam giới).
Người đàn ông Huế thường ít lời, trầm tư, ôn hoà, trân trọng đời sống nội tâm và có phần đa nghĩ.
Người Huế có văn hoá ẩm thực rất phong phú và kiểu cách. Cái bánh bột lọc trong suốt thấy rõ con tôm ở trong, nhân rõ nét hoa văn của cái đĩa đựng nó là sự nâng cao từ cái " péng lá" của người Việt cổ, người Mường ngày nay. Cũng như tôm chua Huế, có gốc tích từ Gò Công Nam Bộ, thịt luộc phải thái thật mỏng, khế chua xếp thật đẹp, các món ăn phải bày trên bát đĩa nho nhỏ, đơm cơm không quá đầy...
Sáu tháng mưa dầm, mưa đến " trắng trời" thì thực phẩm biển, núi đều cạn, phải chế biến món ăn như thế nào, đòi hỏi người nội trợ Huế, thật khéo léo để những người thân ăn thấy ngon miệng. Và một đức tính của người Huế trong ẩm thực là các món đều phải thật nóng, có vị cay, tanh, chát...
Trong cái mặc của người Huế, có thể thấy nét ảnh hưởng lối mặc cung đình. Trước đây, người phụ nữ Huế tiếp khách phải mặc áo dài, ra chợ dù phải gánh rau trên vai, gánh cơm hến cũng phải mặc áo dài. Với áo dài tím Huế, áo trắng nữ sinh Huế, chiếc nón bài thơ đã thành đối tượng của thi ca, nhạc, hoạ,…
Huế ở tâm điểm của miền trung đất nước lại có thêm thời kỳ hơn 200 năm là trung tâm chính trị của nhà nước phong kiến, từng thu hút nhân tôi, vật lực, giá trị văn hoá của cả nước. Huế có một khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, nắng đến khô cằn mà khi mưa thì dầm dề, triền miên, khi thì xối xả, bởi vậy mà con người Huế yêu thiên nhiên đến vô cùng. Nhưng cũng chính mưa nhiều, nên người Huế có cảm giác cô đơn, cảm giác buồn. Điều đó có thể là nét nhược điệu trong tính cách người Huế. Nhưng đó cũng chính là yếu tố mà người ta không thể không nhắc đến khi nói tới tính cách Huế.
Người Huế thường giấu kín những khó khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách khứa láng giềng. Khi nhà có khách, có đong gạo nấu cơm cũng phải nhẹ tay, đừng để khách biết mình đong mấy lon cũng không để khách biết nhà mình hết gạo. Nếu có hết gạo thì đi cửa sau sang nhà hàng xóm mượn tạm. Vợ chồng có lỡ cãi nhau, có khách vào phải lau khô nước mắt, nét mặt phải trở lại bình thường.
Tính cách người Huế, được kết tinh và phát lộ qua ca dao, dân ca Huế, nó buồn và sâu lắng. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhận xét rất tinh tế: dân ca Huế là dân ca của sông Hương, dân ca của ban đêm. Nếu ca Huế là lời ca giao đãi của người con gái chèo đò với những người bạn đang chèo những con đò xuôi ngược với những ai đó trên bờ sông, thì Lý Huế là lời tâm tình của những con người cùng chung một con đò với ngổn ngang tâm trạng: " Trước bến Văn Lâu, ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong" hay " Anh về ngoài Bắc lâu vô, vẽ tranh hoạ đồ để lại cho em."
Khi nói đến tính cách người Huế ta thường nói tới người phụ nữ Huế? bởi một lẽ, tính cách người phụ nữ người mẹ, người chị có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách những người con, người em (trong đó có cả nam giới).
Người đàn ông Huế thường ít lời, trầm tư, ôn hoà, trân trọng đời sống nội tâm và có phần đa nghĩ.
Người Huế có văn hoá ẩm thực rất phong phú và kiểu cách. Cái bánh bột lọc trong suốt thấy rõ con tôm ở trong, nhân rõ nét hoa văn của cái đĩa đựng nó là sự nâng cao từ cái " péng lá" của người Việt cổ, người Mường ngày nay. Cũng như tôm chua Huế, có gốc tích từ Gò Công Nam Bộ, thịt luộc phải thái thật mỏng, khế chua xếp thật đẹp, các món ăn phải bày trên bát đĩa nho nhỏ, đơm cơm không quá đầy...
Sáu tháng mưa dầm, mưa đến " trắng trời" thì thực phẩm biển, núi đều cạn, phải chế biến món ăn như thế nào, đòi hỏi người nội trợ Huế, thật khéo léo để những người thân ăn thấy ngon miệng. Và một đức tính của người Huế trong ẩm thực là các món đều phải thật nóng, có vị cay, tanh, chát...
Trong cái mặc của người Huế, có thể thấy nét ảnh hưởng lối mặc cung đình. Trước đây, người phụ nữ Huế tiếp khách phải mặc áo dài, ra chợ dù phải gánh rau trên vai, gánh cơm hến cũng phải mặc áo dài. Với áo dài tím Huế, áo trắng nữ sinh Huế, chiếc nón bài thơ đã thành đối tượng của thi ca, nhạc, hoạ,…
Huế ở tâm điểm của miền trung đất nước lại có thêm thời kỳ hơn 200 năm là trung tâm chính trị của nhà nước phong kiến, từng thu hút nhân tôi, vật lực, giá trị văn hoá của cả nước. Huế có một khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, nắng đến khô cằn mà khi mưa thì dầm dề, triền miên, khi thì xối xả, bởi vậy mà con người Huế yêu thiên nhiên đến vô cùng. Nhưng cũng chính mưa nhiều, nên người Huế có cảm giác cô đơn, cảm giác buồn. Điều đó có thể là nét nhược điệu trong tính cách người Huế. Nhưng đó cũng chính là yếu tố mà người ta không thể không nhắc đến khi nói tới tính cách Huế.