-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Dinh Chúa Trà Bát

Nằm ở địa phận làng Tràng Liên xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, cách đường Quốc Lộ 1A chưa đầy 1km (ở đoạn cầu Phước Mỹ) về phía đông.
Trà Bát là tên cũ của làng Trà Liên nay. Nơi đây suốt trong 26 năm (1600 – 1626) dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên từng đã được chọn làm nơi đặt thủ phủ của dinh Chúa và trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và quân sự của cả vùng đất Đàng Trong.
Sử ghi rằng các Chúa Nguyễn đóng đô ở Quảng Trị trong vòng thời gian 68 năm (1558 – 1626). Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hóa đến khi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho dời dinh từ Quảng Trị vào Phước Yên, Quảng Điền (Thừa Thiên). Trong quá trình tồn tại của buổi ban đầu Nguyễn Hoàng đã ba lần dời đô, lần một ở Dinh Cát, lần hai ở Dinh Ái Tử và lần ba ở Trà Bát. Dinh Cát và Dinh Ái Tử nay đã bị xóa dấu vêt (hoặc có còn thì cũng quá mờ nhạt), chỉ có Dinh Trà Bát là còn thấy rất rỏ qua dấu vết của các vòng thành ở chung quanh (có lẽ là thành nội), trên một diện tích khoảng 2 ha.
Tháng 5/1593 Nguyễn Hoàng đưa tướng sĩ, voi ngựa,binh thuyền ra Bắc mừng thọ vua Lê được vua Lê ban thưởng chức Thái Úy, Ông ở lại đất Bắc 8 năm (1593- 1600) để giúp cho nhà Lê và chúa Trịnh đánh đuổi nhà Mạc. Năm 1600 Nguyễn Hoàng trốn theo đường biển quay lại Thuận Hóa. Sau đó ông cho dời dinh từ làng Ái Tử qua làng Trà Bát, 13 năm sau Nguyễn Hoàng bị bệnh mất (1613) thọ 89 tuổi – Hoàng Tử thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đóng đô ở Trà Bát thêm 13 năm nữa thì cho dời Dinh vào Thừa Thiên. Dinh Chúa ở sau đó được gọi là phủ và nhân dân quen gọi là Phủ Toàn Thắng  theo những câu chuyện huyền tích của mình, vùng đất Ái Tử được gọi chung là cựu dinh. Tất cả những công trình dinh thự ở Trà Bát được dùng làm Phủ thờ, thờ 7 vụ tiên vương , trong đó có Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ, uy quốc công – Mạc Cảnh Hương...Đặc biệt đền thờ Nguyễn Ư Dĩ nằm ở trung tâm, bên trong đặt pho tượng đồng lớn (ngày nay còn lại ở làng Trà Liên) . Về sau nhân dân gọi thành ngôi chùa với tên làng chùa Liễu Ba (Liễu Bông). Tất cả những công trình này đến nay đã đổ nát không còn dấu vết gì. Duy chỉ còn nền đất của ngôi chùa Liễu Ba vốn được xây dựng lại sau này cùng với một pho tượng đồng mang phong cách Mạc.
Trong suốt thời gian ở Ái Tử - Trà Bát, Nguyễn Hoàng (cả Nguyễn Phúc Nguyên) với chính sách cai trị khoan hòa, việc gì cũng làm ơn cho dân, dùng phép công bằng răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ đã đươc dân chúng vùng này mến mộ tin phục và cảm ơn đức. Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên vào buôn bán, ở nơi lỵ sở của chúa biến thành một nơi đô hội lớn.

Dinh chúa Trà Bát một thời là trung tâm kinh tết chính trị của cả Đàng Trong, dù nay chỉ là một phế tích nhưng những gì còn lại là bằng chứng đáng tự hào cần được gìn giữ. Đặc biệt pho tượng đồng quý giá về Nguyễn Ư Dĩ ở làng Trà Liên.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung