Chùa
sắc Tứ ở làng Ái Tử, xã Triệu Ái, nằm cách quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía tây
tại khu vực huyện lỵ Triệu Phong ngày nay.
Từ
rất lâu, cái tên chùa Sắc Tứ đã trở thành tên gọi rất đổi quen thuộc của người
dân Quảng Trị. Những bần tăng, bổn đạo thiện nam, tính nữ thì coi chùa là đất tổ
của mình, còn dân bác tính trong thiên hạ thì ngưỡng vọng ngôi chùa này như là
một trung tâm từ thiện.
Huyền
tích kể rằng, ngày xưa đây là vùng rừng rú thâm u, dân cư thưa thớt chẳng có mấy
người. Xứ Bàu Voi là một hồ nước lớn, nơi từng đàn voi dữ đánh bạn với cọp, beo
thường xuyên kéo về quấy nhiễu dân lành. Từ khi có một vị hòa thượng đến tu thì
vùng này mới được yên ổn. Giai thoại nói rằng chính vị hòa thượng này đã dùng
pháp thuật để yểm tà ma, chinh phục voi dử rồi cải tạo cuộc đất ấy thành một
danh lam trác tính có tiếng trong vùng.
Chùa
Sắc Tứ có tên gọi là Tịnh Quang Tự hay một tổ hợp từ mà nhà Phật quen dùng là Tổ
Đình Sắc Tứ Tịnh Quang. Lúc mới lập, chùa có tên là Am Tịnh Độ. Năm kỷ sửu,
Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), chúa Nguyễn Phúc Khoát (tức Võ Vương) trong một dịp ngự
giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đườngvà tiếng tăm của nó
trong dân chúng – chúa thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc Tứ Tịnh Quang Tự” rồi
cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho ngôi chùa. Từ đó Am Tịnh Độ đổi
thành chùa Tịnh Quang và dân chúng cũng từ đó quen gọi chùa bằng cái tên chùa Sắc
Tứ (chùa được nhà nước sắc phong)
Theo
một bài ký chữ Hán về sự tích ngôi chùa của cụ Hoàng Giáp Hoàng Hữu Bính (soạn
ngày 20-5-1895) thì vị tổ sư lập chùa có gốc là người Trung Ha tên là Chí Khả,
13 tuổi xuất gia theo tông phái Thiên hầu của Phật giáo Tiểu thừ. Khi sang Việt
Nam lúc đầu lập am ở phường Phú Xuân (nay thuộc Hải Xuân – Hải Lăng) để ở và tập
hợp môn đệ. Về sau ra Ái Tử, đến xứ Bàu Voi làm gian nhà cỏ để tu, ông viên tịch
năm 24 tuổi, sau khi chùa được sắc phong độ 2 đến 5 năm. Hai vị hòa thượng là
Tuyết Phong và Bửu Ngạn (ở Thành Lê và Đạo Đầu) kế tiếp làm trụ trì. Thời gian
sau đó nhờ bần tăng, bổn đạo ngày càng nhiều nên chùa được khởi công xây dựng đại
quy mô. Như vậy thời gian lập chùa ước tính từ khoảng 1735 – 1738, dưới thời
Nguyễn Phúc Chu.
Đã
qua hơn 250 năm tồn tại, biết bao biến thiên thăng trầm của lịch sử - xã hội đã
xảy ra trên vùng đất này làm thay đổi hết thảy những gì còn lại. Chín lần trùng
tu lớn nhỏ trong số phận tồn vong của ngôi chùa đã làm cho những nét nguyên bản
hoặc đã vĩnh viễn mất đi hoặc chỉ sót lại dưới lớp than tro và gạch vụn. Chùa hiện nay chỉ còn gồm một phật
điện quy mô không lớn làm theo lối nhà xông