-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

SUỐI NƯỚC NÓNG TÂN LÂM

Đó là một con suối tự nhiên thuộc hệ chi lưu của sông Hiếu ở thượng nguồn, ở vào địa phận thôn Cây Muồng, xã Cam Thành nay là đất của Đội 1. Xí nghiệp Liên hiệp hồ tiêu Tân Lâm.
Từ thị xã Đông Hà ngược lên phía tây theo đường 9 dày chất sử thi, đến km27 nhìn xuống chân đèo phía tay phải sẽ thấy một vùng đá vôi hình dáng ngoạn mục, kỳ thú sừng sững giữa vùng đồi sinh trung tương đối bằng phẳng có 2 nhánh của nguồn sông Hiếu lững lờ trôi. Đó là không gian tự nhiên tiếp giáp giữa vùng trung du và vùng đồi núi là không gian văn hóa của người Vân Kiều và người Việt từ rất xa xưa. Nơi đây trên đường đi xuyên qua vùng đất của huyện Cam Lộ - xứ sở của mía ngọt, chè thơm tiêu nồng vốn có tiếng từ xưa đến nay trước khi chuyển tiếp lên vùng núi đồi, ngất ngểu, kỳ vĩ của huyện Hướng Hóa – du khách sẽ được dịp ghé thăm và đắm mình trong nguồn suối nước nóng Tân Lâm.
Thiên nhiên kỳ vĩ và hào phóng đã ban phát cho khu vực này tất cả những gì cần phải có và sự kiến tạo của mẹ đất cũng chắt lọc cho đất này những gì rất đỗi trinh nguyên. Từ cột mốc 27 rẽ về phía phải chừng non cây số, khi gặp bờ sông Hiếu là bạn đã đứng ở giữa tuần Ba Trăng – một ngọn núi đá vôi cao vừa phải đứng soi mình xuống dòng sông trong xanh. Tuần Ba Trang ngay từ thế kỹ XVI về trước đã là một trong hai bến tuần có tiếng của lộ trình giao lưu giữa đồng bằng, ven biển và rừng nun. Đây là điểm buôn bán nhộn nhịp giữa miền xui và miền ngược với vô vàn các sản vật từ khắp nhiều miền. Hai chi lưu của thượng nguồn sông Hiếu chảy vòng vươn cánh tay ôm ấp cả một khu vực khá rộng lớn và cũng chính là đường giao thông thủy vô cùng tiện lợi. Từ đây, giữa cảnh trời nước xanh tươi sẽ thấy được động Trầm Ná, còn gọi là căn căn cứ Pu-lơ hay cao đểm 544. Xa xa có đỉnh nun Voi Mẹp (núi Tá Linh) đội vương miện bằng mây trắng xóa như biểu tượng của đất trời Quảng Trị nơi mà “khi hữu sự người ta trông vào đây để cầu linh ứng”. Nổi lên giữa không gian kỳ vĩ ấy làm người ta chú ý hơn cả là những lèn đá vôi. Ngọn nun đang kiêu hãnh đứng bên đường như một kim tự tháp là lèn một. Hai quả nun đứng tình tứ bên nhau là lèn đôi. Hùng vĩ như một dải trường thành với những ngọn đồi lởm chởm là lèn Con Rồng (lèn 4). Chiều chiều từng đàn sơn dương kéo nhau ra nhau ra nhảy nhót trên những sườn nun dựng đứng. Bên trong các lèn này có nhiều hang động cao, rộng thoáng và sâu. Các nhà khào cổ học đã nghiên cứu phát hiện và cũng đã khẳng định rằng những hang động này có bề dày lịch sử văn hóa của những người Nguyên thủy từng cư trú thời đại đồ đá giữa (văn hóa Hòa Bình) cách đây 15 – 20 vạn năm. Đó là chưa kể tới những huyền tích huyền thoại khác về những vị thần linh được dân chúng thờ phụng, cúng vái như là sự phản ánh một hệ thống quan niệm về đất, trời và con người từ những năm tháng xa xôi có thể lấy ngôi miếu thờ Quế Nương – Ngọc nữ phu nhân làm một ví dụ.
Tuy vậy trinh nguyên, ngọc ngà hơn, mát lạnh, ngọt ngào và quý giá hơn vẫn là nguồn suối nước nóng ở bờ trái của sông Hiếu ( nhánh phía sau) có rất nhiều mạch nước nóng. Sự đa dạng về địa hình bởi các lèn núi đá vôi đã tạo ra ở đây những mỏ nước nóng có trữ lượng và hàm lượng tuyệt vời. Đang lội bập bõm trên đoạn suối cạn bổng nhiên ta đụng phải 1 vũng nước đủ làm cho người khác người giật thót. Ở mạch lớn nhất. Ở mạch lớn nhất suối nóng chay ra thành vũng có nhiệt độ 40 oC. Dân gian gọi đây là vực thúi vì nước có mùi hăng thối của lưu huỳnh và các hợp chất. Bạn hãy ngồi trên một tảng đá và khoát nước nóng trong vắt lên thân mình. Khi thấy đủ nóng, hãy vóc bùn chà xát lên da. Chỉ một chút, thân thể đã đỏ au chỉ việc bước ra vài bước và ngụp xuống làn nước mát lạnh của dòng sông. Xung quanh chỉ có gió mát yên tĩnh, thiên nhiên đã hào phóng ban phát một vùng bờ bãi có thể chạy nhảy thỏa thích giữa cảnh sắc hùng vĩ và nên thơ.
Nước khoáng Tân Lâm thuộc loại chữa bệnh, giải khát (độ khoáng hóa thấp), hàm lượng HCO3 (gốc Bicacbonat) từ 380 – 400mg/l và Ion Ca++ (canxi) trên 40 mg/l các chất này giúp tiêu hóa, chống ở chua. Trong nước không có độc tố  như Xuyanua, Selen,chì, đồng, đặc biệt là chất Matesilic H2Si03 hàm lượng trên 50mg/l  chất này y học xác định tăng khả năng chống viêm nhiễm (theo số liệu của UBKH tỉnh Quảng Trị). Ở “các mẻ” của suối nước nóng Tân Lâm, chỉ trên các vòi chảy tự nhiên cũng co thể khai thác trên 1000m2/ngày.
Từ năm 1991 Xí nghiệp Liên Hiệp hồ tiêu Tân Lâm được sự giúp đỡ của một số đơn vị của Trung ương (Viện kỹ thuật quân sự, Viện khoa học Việt Nam...) đã hình thành cơ sở sản xuất nước khoáng với công suất 1.000 chai/ngày, sau đó được nâng lên 3 vạn cai/ ngày. Năm 1993 sản xuất được 80 vạn chai và đã được người tiêu dùng chấp nhận. Những con số này còn quá ít ỏi so với trữ lưỡng cần khai thác của suống nước nóng Tân Lâm.

Vùng danh thắng suối nước nóng Tân Lâm với những nét đẹp của tự nhiên cùng với giá trị văn hóa lịch sử và con người để lại xứng đáng được trở thành khu di tích và chữa bệnh của tỉnh Quảng Trị.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung