Người
Việt Nam ta vốn nặng tình non nước nên hình như tỉnh nào cũng muốn chọn một ngọn
núi và một dòng sông tiêu biểu cho tỉnh mình để tạo thêm ấn tượng sâu sắc về
quê hương. Xứ Đoài thì có núi Tản – sông Đà, xứ Nghệ thì có núi Hồng – sông
Lam, đất kinh kì thì có núi Ngự - sông Hương… Còn Quảng Trị có non Mai – sông
Thạch Hãn. Non Mai tức núi Mai Lĩnh, một ngọn núi đẹp ở gần chiến khu Ba Lòng.
Sông Hãn là sông Thạch Hãn, con hào thiên tạo phía bắc của Thành cổ Quảng Trị!
Quảng Trị tuy nhỏ nhưng lại là tỉnh phên dậu phía Bắc của kinh thành Huế và là
nơi phát tích của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng mới vào dựng nghiệp ở Đàng Trong,
vì thế năm 1836, sau khi ổn định đất nước, vua Minh Mạng đã chọn sông Thạch Hãn
là một trong 9 thắng cảnh của đất nước để đúc vào Cửu Đinh bày ở sân rồng coi
như quốc bảo.
Về tên gọi Thạch Hãn, lâu nay không ít người tự hiểu theo nghĩa chủ quan là… “mồ hôi của đá”. Thực ra không phải như vậy, thạch thì đúng là đá rồi, còn hãn hay hàn có nghĩa là ngăn cản. Vì ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này, thành sông Thạch Hãn. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì sông Thạch Hãn chỉ dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn, nghĩa là chỉ độ 100km. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy.
Về tên gọi Thạch Hãn, lâu nay không ít người tự hiểu theo nghĩa chủ quan là… “mồ hôi của đá”. Thực ra không phải như vậy, thạch thì đúng là đá rồi, còn hãn hay hàn có nghĩa là ngăn cản. Vì ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này, thành sông Thạch Hãn. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì sông Thạch Hãn chỉ dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn, nghĩa là chỉ độ 100km. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy.
Sông
Thạch Hãn là con sông dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Trị. Sông bắt nguồn từ phía
Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây Nam của tỉnh. Dòng sông uốn lượn từ hướng Đông
và Đông Bắc, gặp sông Rào Quán lại chảy về hướng Đông rồi ngược lên phía Bắc,
nhập với sông Cam Lộ (tức sông Hiếu, chảy qua thị xã Đông Hà) tại ngã ba Dã Độ
(sau này quen gọi thành Gia Độ) rồi lại quay về hướng Đông, đỗ ra cửa Việt Yên,
gọi tắt là Cửa Việt. Không chỉ từ xưa mà cho đến cả bây giờ, sông Thạch Hãn vẫn
là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Với hình
thể uốn lượn uyển chuyển như thế lại có thêm nhiều phụ lưu thuốc các huyện Triệu
Phong, Hải Lăng là hai vựa lúa của tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Định, Vĩnh Phước, Điếu
Ngao nên mật độ giao thông trên sông ngày càng lớn. Đặc biệt, là con hào thiên
tạo phía Bắc thành cổ Quảng Trị (nay là thị xã Quảng Trị) con sông Thạch Hãn lại
có vị trí chiến lược về quân sự vì sông Thạch Hãn là lối duy nhất có thể lên được chiến khu Ba
Lòng.
Lịch sử không thể nào quên được những ngày hè
của năm 1972, hàng vạn chiến sĩ đã bất chấp nguy hiểm, bí mật bất ngờ vượt sông
Thạch Hãn để lập nên những chiên công vô cùng hiển hách. Đã có không biết bao
nhiêu người trong số đó đã vĩnh viễn hóa thân cùng sông nước cỏ cây.
Để tưởng nhớ đến hàng nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Thạch
Hãn, hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, chính quyền và nhân
dân Quảng Trị đều long trọng tổ chức lể thả đèn hoa, bè hoa trên sông Thạch
Hãn. Lễ hội đã thực sự cuốn hút rất nhiều người, đặc biệt là các lực lượng vũ
trang và cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh tham dự.