-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn

Năm 1802, sau khi chiếm được kinh đô Phú Xuân, một trong những việc làm đầu tiên của vua Gia Long là làm lễ “Hiến phù”, tức là cho dẫn vua tôi Tây Sơn đã bị bắt làm tù binh đến trước bàn thờ tổ tiên để báo cáo chiến thắng.
Vin vào tục lệ ngàn xưa ấy nhằm uy hiếp tinh thần của đông đảo nhân dân còn lưu luyến nhà Tây Sơn và phong trào “áo vải cờ đào”. Gia Long đã hành hình vua quan Tây Sơn còn sống sót và gia đình họ một cách vô cùng dã man. Sau khi Gia Long nghỉ ngơi khoảng hai tháng ở kinh đô Đàng Trong, đã chính thức ra tay trừng phạt tù nhân của mình.
Trước hết là bắt vua Quang Toản phải tự mắt nhìn vào một loạt các cảnh gồm 5 động tác:
1.Phơi bày thi thể của bố mẹ Quang Toản và những người than cận nhất của nhà vua một cách nguyên xi như lúc mới bốc ở dưới mộ chiều hôm trước.
2.Lắp lại thành từng bộ phận hoặc toàn than những hài cốt của vua Quang Trung và bố mẹ Người để gây cảm xúc rung rợn, thương tâm.
3.Tập trung những hài cốt đã lắp cùng với tất cả những hài cốt rời rạc của gia đình vào một cái giỏ lớn.
4.Bắt buộc tất cả lính tráng và những người có mặt phải đến và đi tiểu vào cái giỏ hài cốt ấy.
5.Giã nát tất cả hài cốt thành bột và bỏ vào một cái giỏ khác đặt sát tận mắt vua Quang Toản để gây thêm đau khổ cho nhà vua.
Sau khi khủng bố tinh thần như vậy Quang Toản được ăn một bữa cơm khá ngon rồi bị bịt mồm lại bằng giẻ rách, tất cả gia quyến của nhà vua cũng đều bị bịt mồm để ngăn cản họ kêu la chửi rủa.
Rồi người ta dẫn đến bốn con voi, căng tay chân Quang Toản ra và trói một tay hoặc một chân của nhà vua vào một chân sau của mỗi con voi. Dưới sự điều khiển của tượng binh, bốn con voi đồng thời chạy về bốn hướng để xé than nhà vua thành bốn mảnh. Từ bốn mảnh xác ấy người ta róc thịt, lột da lấy xương để ra một nơi. Còn da thịt chia làm 5 phần bằng nhau đem ra phơi bày ở 5 chợ đông người nhất của kinh thành trên những cái cột cao để cho diều, quạ, mặt cắt…đến rỉa thịt.
"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.
"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.
Riêng với thiếu phó Trần Quang Diệu, vì nổi tiếng là người rất có hiếu với mẹ nên được vua Gia Long miễn cho hình phạt “voi xé” và được hưởng hình phạt “chặt đầu”. Cha bị chặt đầu nhưng con gái ông vẫn phải chịu hình “voi xé”. Cô bé này khoảng 14 – 15 tuổi, rất xinh đẹp và dễ thương, khi thấy một con voi ra quấn mình, cô réo lên một tiếng vô cùng thê thảm: “mẹ ơi cứu con với”…Bùi Thị Xuân trả lời “nhưng con ơi, con nên chết với bố mẹ hơn là sống với bè lũ lang sói kia”. Lời nói ấy vừa chấm dứt thì con voi bị kích thích đưa vói quấn lấy cô bé rồi tung lên cao rồi cho rơi xuống cắm đứng vào cặp vòi nhọn hoắt của nó và nó làm thế hai lần thì cô bé chết.
Đến lượt nữ tướng Bùi Thị Xuân, bà đã hiên ngang đi thẳng tới con voi sắp giết mình và như muốn chọc tức nó. Khi bà lại gần con voi thì có một tiếng hô lớn: “Qùy xuống cho voi dễ nắm bắt”, bà không quỳ và cứ ung dung đến sát cạnh con voi. Thấy con voi vẫn đứng im, người nài phải thúc dục nó bằng nhiều cách nó mói chịu quấn than bà tung lên đến ba lần bà mới tắc thở. Người ta nói: “ Có lẽ thấy nữ tướng Bùi Thị Xuân hiên ngang đi tới, voi đã nhận ra đó là một trong những người chủ cũ của nó”.
Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).

Việc trả thù Tây Sơn của Nguyễn ánh về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên lệch cả về công và tội của ông. Cuộc báo thù này có hai mục đích: Trả thù cho những việc Tây Sơn làm với cho gia tộc và bản thân Nguyễn ánh trước kia: phá lăng mộ các chúa nhà Nguyễn, giết chết người thân và cả những đắng cay trong những ngày tháng lênh đênh trốn chạy; Dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần Lê -Trịnh) phải quy thuận trước vương triều mới. Có lẽ vì vậy, Nguyễn ánh không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình trong việc này. ông tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù". Trong các đánh giá về sau về sự việc này, sử sách cho rằng Nguyễn ánh thực hiện quá tay và "đôi lúc rất tiểu nhân".

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung