-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

TƯ VẤN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2017

Du Lịch Đà Nẵng là điểm đến không thể bỏ qua trong năm 2017, để tham quan hết các điểm du lịch của thành phố Đà Nẵng Quý Khách có thể đi hành trình 4 ngày – 3 đêm, ngày 1 tham quan Ngũ Hành Sơn, và cù lao chàm, ngày 2 tham quan Bà Nà Hill, ngày 3 đi phố cổ hội an,  Thánh Địa Mỹ Sơn. Ngày 4 tham quan Bán Đảo Sơn Trà, chùa Non Nước , buổi tối Quý Khách có thể đi tham quan cầu Rồng (tối thứ 7, chủ nhật), cầu quay sông Hàn (1h), Vòng Quay Mặt Trời (Sun line) hoặc thưởng thức đặc sản ẩm thực Đà Nẵng: Bánh cuốn thịt heo hai đầu da, Mì Quảng, Bê Thui Cầu Mống….
Trung tâm thành phố đà nẵng, bờ tây sông hàn quận hải châu và bờ đông sông hàn là quận sơn trà.
Hiện tại có một số cây cầu bắt ngang qua sông Hàn là cầu Tuyên Sơn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Thuận Phước và cầu quay sông Hàn gần đây nhất là cầu Rồng (được khởi công xây dựng năm 2003) nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay quốc tế Đà Nẵng cho đến biển, vào tối thứ 7 và chủ nhật lúc 21h sẽ phun lửa.
bờ Đông sông Hàn
Từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi thẳng đường Nguyễn Văn Linh đến sát bờ sông sẽ thấy đài truyền hình VTV Đà Nẵng ở bên tay trái và đối diện là khuôn viên Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Pa hay còn gọi là bảo tàng Chàm là một trong những địa điểm phải đến của khách du lịch nước ngoài khi đến Đà Nẵng vì nó là bảo tàng duy nhất trên thế giới về nền văn minh Chăm Pa tuy nhiên thường thì bảo tàng này không gây ấn tượng lắm đối với người Việt và thật ra cũng rất ít người Đà Nẵng chưa bao giờ vào bảo tàng này, mọi người có thể vào tham quan Bảo Tàng mở rộng kiến thức về lịch sử, để tham quan hết bảo tàng thì mất từ 30 phút đến 1h. Đối diện với Bảo Tàng Chàm về phía đường 2/9 là bến đỗ của du thuyền trên sông Hàn. Buổi tối có thể lên du thuyền ăn tối nghe ca nhạc  và du thuyền sẽ chở du khách dọc sông Hàn để ngắm cảnh sông Hàn và thành phố Đà Nẵng về đêm khá là thú vị.
Bảo Tàng Chăm
Từ Bảo Tàng Chàm đi hướng cầu quay sông Hàn thấy 5 con đường song song, hiện tại thì đường Phan Chu Trinh, Nguyễn Chí Thanh, Bạch Đằng là 2 cặp đường một chiều và chạy ngược nhau nếu đi lại bằng xe thì phải lưu ý đến đường Lê Hồng Phong bởi vì ở đây Quý Khách có thể ghé vào  ăn đặc sản Đà Nẵng là món bún chả cá ở số 27 hoặc 61B LHP, tiếp theo ở góc ngã 4 đường Trần Quốc Toản & Trần Phú sẽ thấy nhà thờ Con Gà được xây dựng từ thời Pháp, gọi là nhà thờ Con Gà bởi vì trên nóc nhà thờ có hình tượng con gà trống Gô Loa của Pháp, phía trước nhà thờ có trạm xe bus, ở đây có thể đón xe đi Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là chùa Non Nước  hay Phố Cổ Hội An…
chợ Hàn
Đi xa thêm một chút nữa là đến chợ Hàn cũng là điểm dừng chân của đa số khách du lịch vì ngay lối vào cổng chính trên đường Trần Phú thì có bán các loại bánh kẹo (mè sửng), khô mực, khô bò đặc sản Đà Nẵng, xoay mặt ra đường Hùng Vương, tòa nhà nằm chính giữa đường Phan Chu Trinh – Nguyễn Chí Thanh là nhà hát Trưng Vương, nhà hát chính của thành phố ở gần chân cầu sông Hàn ngay góc ngã tư Lê Duẩn thì có quán chè Sông Tra là một quán chè nổi tiếng từ vài chục năm trở lại đây, đây cũng là điểm tụ tập rất phổ biến của các bạn trẻ ở Đà Nẵng khi đi ăn hàng, ở đây có món gỏi đu đủ khô bò ở Đà Nẵng gọi tắt là bò khô, nếu đi dọc theo đường Lê Duẩn qua ngã 4 Phan Chu Trinh sẽ thấy Đại Học Đà Nẵng, nếu rẽ qua đường Lê Lợi sẽ thấy trường Phan Chu Trinh là ngôi trường cấp 3 lâu đời nhất ở Đà Nẵng. Đến ngã 4 Lê Lợi – Hải Phòng thì mình có thể rẽ vào ăn mì quảng ở số 5 Hải Phòng là một trong những quán mì quảng nổi tiếng lâu đời nhất của thành phố. Tiếp tục đi theo đường Hải Phòng đến ngã 3 giao giữa đường Ngô Gia Tự số 35 Hải Phòng sẽ thấy Hội Thánh Truyền Giáo Đạo Cao Đài  có kiến trúc như Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài, đi thêm 1 chút là đến số 81 Hải Phòng có thể mua vài chục ché về làm quà cho người thân, ché là một món đặc sản Đà Nẵng hơi giống với nem nhưng được làm từ thịt tai và da heo, lý tưởng để nhâm nhi khi uống bia,  cũng trên đường Hải Phòng là ga Đà Nẵng là một trong 3 ga lớn của cả nước và địa điểm cuối cùng HDV muốn giới thiệu trên đường này là trụ sở chính của Quán Trần là một thương hiệu mới nhưng cũng rất nổi tiếng ở Đà Nẵng đó là món bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da, ở đây cũng có thể ăn những món đặc sản Đà Nẵng như bánh bèo, bún mắm, mì quảng…
quán Trần
Dọc vòng cung bao quanh vịnh Đà Nẵng là con đường Nguyễn Tất Thành dài hơn 12km, một trong những con đường đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, đi dạo dọc theo con đường này du khách có thể ngắm núi, biển, mây, trời cũng rất là đẹp, ở trên con đường này có bãi tắm Xuân Thiều cũng rất nổi tiếng là sạch và đẹp. Nếu vượt qua khỏi cầu Sông Hàn chạy hết đường Phạm Văn  Đồng sẽ thấy biển, chuyển giao với đường Hoàng Sa là tượng đài Mẹ Âu Cơ nếu rẻ trái đi vài trăm mét có thể vào tắm ở các bãi tắm dành cho người địa phương, ở đây vừa tắm biển vừa gởi xe thì chỉ tốn có vài nghìn đồng. Từ tượng đài Mẹ Âu Cơ nếu rẽ phải vài trăm mét sẽ thấy dãy nhà hàng hải sản dọc bờ biển view rất là đẹp
Đà Nẵng là thành phố biển nên khá lý tưởng để ăn hải sản thường thì thực đơn có ghi rõ giá nên du khách không sợ bị chặt chém, nếu túi tiền có hạn thì có thể thử ở hàng trăm quán bình dân dọc đường Hoàng Sa & Trường Sa, theo kinh nghiệm dân gian cứ thấy quán đông khách thì vô. Nếu thích ngắm biển thì cứ chạy dọc theo đường Trường Sa được mệnh danh là con đường 5* của Đà Nẵng vì đây là nơi tập trung hàng loạt Resort 4* - 5* tiêu chuẩn quốc tế, chạy thẳng đường này sẽ ra tới biển Cửa Đại – Hội An
bờ Tây Sông Hàn
Quay lại bờ Tây sông Hàn khi đi đường Bạch Đằng con đường đẹp nhất của Đà Nẵng dọc bờ sông Hàn bỏ qua cầu sông Hàn sẽ thấy lần lượt là thư viện thành phố, Hội Đồng Nhân Dân & Ủy Ban Nhân Dân của Thành Phố, ở dọc vỉa hè đường này cũng có rất nhiều hoạt động văn hóa thể dục thể thao của người dân như Arobic dưỡng sinh vào sáng sớm, chơi cờ tướng vào buổi chiều và nhảy hip hop, trượt patin vào buổi tối, tiếp tục rẽ qua đường 3/2 thì Quý Khách có thể chạy ngang cây cầu bắt ngang qua cửa biển là cầu Thuận Phước – cây cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam  hiện nay, đứng trên cầu có thể ngắm cảnh sông, cảnh biển và các dãy núi ở phía xa xa  đẹp & lãng mạn, qua cầu Thuận Phước cứ chạy thẳng hoài sẽ đâm ra biển & thấy rất nhiều tàu đánh cá của ngư dân địa phương  trông rất hay
 
cầu Thuận Phước
Đến đây nếu rẽ trái thì sẽ lên núi Sơn Trà và nếu rẽ phải sẽ về lại với bãi biển Phạm Văn Đồng. Bây giờ rẽ trái chạy tiếp đường Hoàng Sa để đến chùa Linh Ứng nơi có tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam hiện nay 67m, đi dọc đường này sẽ ngang qua các bãi tắm: bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Nam, bãi Bắc… là những địa điểm lý tưởng để đi picnnic, ở các bãi này có nhiều mõm đá nhìn rất đáng yêu là điểm chụp ảnh cưới của rất nhiều cặp đôi ở Đà Nẵng.
tượng Quan Âm
Nói về mua sắm thì Đà Nẵng có 2 siêu thị lớn đó là Vĩnh Trung Plaza và Indochine Inverside, tuy nhiên Đà Nẵng chưa phải là nơi mua sắm các loại hàng cao cấp hay là hàng hiệu, về chỗ ở thì quý khách nên chọn khách sạn dọc bờ sông Hàn hoặc gần biển, có thể vào trang web của chính phủ điện tử của thành phố, ở dưới phần du lịch sẽ tìm hiểu về khách sạn Đà Nẵng, sẽ có thông tin về  website, địa chỉ, email, số điện thoại của các khách sạn trong địa bàn thành phố để liên lạc và book phòng.
Tuy nhiên nếu quý khách tự túc đi tham quan Đà Nẵng thì sẽ bất tiện hơn khi tham gia tour ghép đoàn bởi cung đường di chuyển khá xa, nếu đi bằng xe Honda hoặc taxi sẽ không ngắm được hết cảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng, tour ghép đoàn Đà Nẵng của Đồng Hành Việt Sài Gòn luôn có những điểm nhấn và sự khám phá không ngừng với đội ngũ HDV chuyên nghiệp luôn làm hài lòng Quý Khách bởi sự phục vụ tận tâm và chu đáo.

Nếu Quý Khách muốn tham gia tour Đà Nẵng của Đồng Hành Việt Sài Gòn thì gọi điện thoại để đặt tour: Hotline:0919 80 77 33 hoặc gởi mail: donghanhvietsaigontravel@outlook.com, để tham khảo các chương trình tour Đà Nẵng vào xem tại website: www.donghanhvietsaigon.blogspot.com

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung