-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Thánh Địa La Vang

La Vang là một thánh địa của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Các tín hữu tin rằng Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798 và một nhà thờ đã được dựng lên gần nơi 3 cây đa, nơi Đức Mẹ hiện ra và nay là nơi hành hương quan trọng của người tín hữu Công giáo Việt Nam. Thánh địa La Vang được Tòa thánh Vatican phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961.
Thánh Địa La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, thế kỷ XVI. Vùng này gọi là Dinh Cát, tức là Dinh xây trên một vùng đất cát, có khi còn gọi là Cát Dinh), nay thuộc xã HảI Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế cách thành phố Huế độ 60 km về phía Bắc, và cách thị xã Quảng Trị chừng 6 km về phía Nam.
Dinh Cát là vùng đất cống hiến nhiều vị anh hùng tử đạo và cũng là nơi có số người Công Giáo sinh động.
La Vang là một phường nhỏ bé, mất hút giữa chốn rừng thiên nước độc, chẳng mấy ai lui tới, ngoại trừ một số tiều phu từ dưới tỉnh Quảng Trị lên. Sau này, trong thời kì cấm cách, nhiễu loạn, giáo hữa các xứ đạo như Hạnh Hoa, Cổ Vưu, Thạch Hãn…trốn lên rừng núi để tránh cơn bách hại, khi bình yên họ lại trở về quê quán. Như vậy, La Vang xưa được co la “lánh nạn” của người Công giáo trong các thời kì khó khăn nhất trước nay.
La Vang ngày nay không còn là nơi âm u hiểm trở, ít ai biết đến như ngày xưa trong thời kỳ cấm đạo, nhưng trở thành nơi vang dội muôn ơn lành hồn xác Mẹ ban cho con cái, và ngân vọng bao lời kinh tin yêu phó thác của con cái Mẹ trên khắp cả nước Việt Nam và cả thế giới.
Lòng tôn sùng Đức Mẹ La Vang đã có liền sau khi Đức Mẹ hiện ra ( 1798). Từ ngày đó trở đi, giáo hữu xa gần hành hương La Vang và đã được Mẹ chở che, ủi an, nâng đỡ. Qua các thời đại, các thế hệ, giáo hội lũ lượt tới kính viếng, cầu nguyện, nhất là từ khi có ngôi Đền Thánh đầu tiên ( 1820-1840), họ càng chạy đến với Mẹ nhiều hơn nữa.
Với cuộc chiến năm 1972, toàn bộ khu vực La Vang bị đổ nát. Các công trình xây dựng trước đây như Tiểu Vương Cung Thánh Đường, nhà Cha quản xứ, nhà Tĩnh tâm, tu viện Mến Thánh Giá Di Loan... đều bị sụp đổ do bom đạn chiến tranh liên tiếp gây nên. Đền Thánh tróc hết mái, còn lại ít đòn tay, run mèn đan vào nhau như một lưới nhện rách tả tơi, và cơn bảo năm 1985 đã làm sập tấc cả. Các dãy nhà cũng bị tiêu hủy hoàn toàn. Cây cối rụi tàn. Các pho tượng 15 Mầu nhiện Mân Côi sứt mẻ. Bức tượng Chúa Giêsu vác Thánh giá ngã xuống đất, cũng bị đổ xuống. Chỉ còn nơi Linh Đài Mẹ hiện ra, ba cây đa đứng vững nguyên vẹn, trừ thân cây bên tả bị một vết xước nhỏ do viên đạn lạc.
Từ năm 1995 Thánh địa La Vang bắt đầu được trùng tu lại dần dần. Đã hình thành công trường Mân Côi, tu sửa các pho tượng 15 Mầu nhiệm Mân Côi. Nhà cha xứ được xây thêm tầng trên, để tiếp đón những nhóm nhỏ hành hương. Ngoài ra, còn thiết lập hệ thống điện, đào thêm giếng nước, xây dựng 50 phòng vệ sinh, và làm lại con đường La Vang thượng, từ Quốc lộ 1 đến thánh địa La Vnag dài chừng 2 cây số.

Nguồn gốc tên gọi La Vang
Nhiều luận cứ đưa ra nói về nguồn gốc tên gọi La Vang. Một lập luận nói tại rừng La Vang có một thứ cây giây leo, tên Cây Vằng, người ta hái Lá Vằng phơi khô bán cho sản phụ uống. Lá Vằng là một vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, làm gia tăng máu huyết, đưa huyết áp lên, làm co rút tử cung của sản phụ nhanh mà không đau bụng, làm sản phụ nhiều sữa, gương mặt tươi tắn hồng hào. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang.
Thuyết thứ hai nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người. Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì “la vang” lên để cọp beo sợ mà bỏ chạy và mọi người đến tiếp cứu. C
òn cho rằng ý nghĩa tiếng "la vang" ở đây là tiếng trong âm thầm nhiệm màu của đức tin các thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời, là tiếng la vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói khát ốm đau khốn khổ đã thấu vọng đến tai Nữ Vương Thiên Đàng, là tiếng Đức Mẹ trả lời những cầu xin của chúng dân, và cũng là tiếng dội trở lại của Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mỗi người khi đến thánh địa.
Sự tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang
Dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Mẹ đều được ơn theo ý nguyện. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam.
  
Khu vực trước đền Thánh
+Công trường Mân Côi, rộng 30m, dài 480m, rải đá, tráng nhựa, hai bên có 15 hpo tượng màu nhiệm Mân Côi bằng đá cẩm thạch, theo phong cách nghệ thuật mới.
+Hai hồ Tĩnh Tâm, rộng trên 6 mẫu đất.
+Linh đài Đức Mẹ với ba cây đa cổ thụ bằng xi măng cốt sắt chưa hoàn tất được vì thời cuộc. Một bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối từ Non Nước (Đà Nẵng). Tượng Đức Mẹ đứng trên một tảng đá cẩm thạch cao. Khởi công ngày 20/06/1963 và chỉ mới hoàn thành giai đoạn đầu.
Khu vực sau đền Thánh

+Nhà tĩnh tâm: Khởi công ngày 24/04/1962, hoàn thành ngày 26/06/1963. Đã được sử dụng.
+Nhà hành hương, quen gọi là nhà đại chúng, đối diện với nhà tĩnh tâm có cùng kích thước, dùng làm nơi tạm trú cho khách hành hương và các đoàn thể đến kính viếng Đức Mẹ.
+Hồ Gênêdareth và hai cầu vồng, để nối liền hai đường đi kiệu với đồi Calvario, dài 30m, rộng 6m.
+Nhà vệ sinh gồm 120 phòng.

+Một thủy tháp và bơm nước, một giếng nước với máy bơm gió. Nhưng tiếc thay những công trình trên đã bị chiến tranh tàn phá hầu hết, nhất là sau biến cố chiến cuộc năm 1972 và cơn bão năm 1985.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung