Đà Nẵng
được mệnh danh là “thành phố ánh sáng” khi những cây cầu, tòa nhà, khu dân cư
đồng loạt lên đèn. Vẻ đẹp lung linh của thành phố hấp dẫn nhiều du khách.
Đứng ở
độ cao hơn 600 m trên đỉnh núi Sơn Trà, hay đèo Hải Vân, đỉnh núi Bà Nà nhìn
xuống, Đà Nẵng lung linh về đêm.
Từ đỉnh
núi Sơn Trà nhìn xuống, cây cầu thép mới khánh thành ngày 29/3 vừa qua với hình
dáng con rồng thời Lý vươn mình ra biển lớn hiện ra oai phong. Hiện “Rồng thép”
này phun lửa, nước vào 21h thứ bảy và chủ nhật. Mỗi đêm “Rồng” biểu diễn tiêu
hao khoảng 2kWh điện.
Nằm ở
cửa biển Đà Nẵng, Thuận Phước là cầu dây võng dài nhất Việt Nam. Đêm xuống,
nhìn từ đỉnh núi Sơn Trà, cây cầu tạo thành những đường cong kỳ thú. Mỗi khi
thành phố lên đèn, hệ thống đèn trang trí được lập trình mô phỏng như những
chùm pháo hoa rực rỡ bắn lên trời đêm.
Cầu Trần
Thị Lý với dáng dấp cánh buồm trên sông Hàn. Hệ thống chiếu sáng của cầu được
đổi màu theo mùa. Vào mùa nắng, đèn cầu thay đổi với các màu vàng, tím, xanh
dương, xanh lá. Còn mùa mưa sẽ là các màu vàng, cam, đỏ và hồng.
Một khu
nhà cao tầng và dân cư đan xen nhau tại bờ Tây của Đà Nẵng nhìn ra hướng biển.
Hệ thống điện toàn thành phố được đánh giá là khá hợp lý, phát huy hiệu quả
chiếu sáng của bóng đèn, tiết kiệm điện năng.
Nhiều
nhà cao tầng đua nhau mọc lên đã tạo thêm vẻ đẹp và sức sống của Đà Nẵng
Khu Đô
thị phía Nam của Đà Nẵng ở hai quận trung tâm là Hải Châu và Thanh Khê lung
linh lúc đêm về.
Eo biển
phía Tây Bắc tạo thành đường cong kỳ diệu dọc từ đường Nguyễn Tất Thành lên Hải
Vân Quan.
Những
tòa nhà cao tầng, trong đó có Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đang dần hoàn
thiện, đứng đối diện với tòa nhà Novotel cao 37 tầng
Phía Tây
của thành phố là nhị hồ nằm cạnh khu căn hộ cao cấp, hòa vào ánh sáng của Đà
Nẵng về đêm.
Nút giao
thông lớn ở Đà Nẵng.
Từ đại
lộ Nguyễn Văn Linh nối liền sân bay Đà Nẵng với khu vực trung tâm và các điểm
du lịch hấp dẫn…đến nút giao thông hai đầu cầu Rồng nối liền hai bờ Tây – Đông
của thành phố biển