Sông Gianh (tên chữ là Đại Linh Giang) là một trong năm con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Sông nằm cách tỉnh lỵ Đồng Hới hơn 30km, cắt ngang đường quốc lộ 1A. Sác Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn ghi:”Từ Nghệ An đi về phía Nam, vượt nun Hoành Sơn qua các xã Thuần Thần, Phù Lưu châu Bố Chính đi về phía đông xã Lũ Đăng thì tới sông Gianh. Thượng nguồn sông này là nước tự đèo Dài ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chảy xuống. Nhân dân đội Phúc Nhất, sách Thăng Làng và xã Kim Lũ huyện Hương Sơn thường đi xuống mua muối, mắm ở các chợ ấy:núi sông khuất khúc như thế...
Từ biển các xã phường Lộc Điền, Lũ Đăng, đi thuyền theo sông Đại Linh là phía hữu sông Đại Linh là phía hữu sông Đại Linh tức sông Gianh, qua 2 xã Vân Lôi, La Hà đến ngã ba là chỗ sông Gianh và sông và sông Son hợp nhau (2 xã trên ở giữa 2 sông). Sang sông đến bờ phía nam là bến Cao Lao thuộc châu nam Bố Chính”
Dọc đôi bờ sông, từ cửa lạch đến thượng nguồn, ruộng lúa, nương khoai, bãi dâu một màu xanh biếc, làng xóm đông vui sầm uất. Nhiều thôn xã được người tứ xứ mến tiếng bởi truyền thống lịch sử, văn hoá tốt đẹp. Làng La Hà (Quảng Văn) nổi danh khoa bảng (riêng các khoa thì dưới triều Nguyễn đã có 6 người đỗ đại khoa, trong đó có khoa thầy trò, bác cháu cùng đậu); làng Hoà Ninh là quê hương của Bạch Xỉ, người “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng; còn làng Thanh Thuỷ đã cống hiến cho dân tộc người anh hùng Lê Trực và hoàng giáp Phạm Duy Đôn mà suốt cuộc đời của họ đã ngời rạng bao truyền thuyết “hay và đẹp lạ thường”...Quê nội của danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh (1808 – 1867) nằm trên bãi nổi Phù Kinh ..Biết bao tên làng, tên cồn bãi, tên nun...dọc bờ sông Gianh gợi lên bao kỳ tích và huyền thoại của hồng hoang; nơi Cồn Rồng, lèn Troóc, Tiên Lễ, nào Tiên Lang, Thanh Tuyền, Thanh Linh, Phong Đài, Thi Đàn, Lệ Sơn...Chỉ những cái tên ấy thôi cũng đã nói lên được bao nhiêu điều về cuộc sống, về lịch sử, về văn hoá của những làng quê mà con sông Gianh đêm ngày uốn lượn qua. Năm tháng càng dày thêm thì lịch sử vùng đất này ghi thêm những sự kiện mới. Thế kỷ XVII, sông Gianh là chiến tuyến của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn. Nơi đây từng diễn ra bao trận đánh đẫm máu giữa những quân lính hai xứ Đàng Ngoài, Đàng Trong. Nhiều thi sĩ, văn nhân vài ba thế kỷ nay có dịp qua đò sông Gianh đều không khỏi ngậm ngùi khi nhớ về những tranh lịch sử đau buồn của dân tộc thưở nào. Đại thi hào Nguyễn Du (1765- 1820) có bào “Độ Linh Giang” (Qua đò sông Gianh) nổi tiếng:
Bình sa tân xứ thuỷ thiên thù
Hạc hạc yêu ba cố độ thu
Nhất vọng tân nhai thông cự hải
Lịch triều cương giới tại trung lưu
Tam quân cựu binh phi hoàng diệp
Bách chiến tàn hài ngoạ lục vu
Bác thướng thố dân mạc tương tị
Nẫm niên tiền thị ngã đông chu.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, bến phà sông Gianh trở thành địa danh nổi tiếng tron lịch sử. Khi cầu lớn bắc qua sông Gianh, từ Đồng Hới ra, từ đèo Ngang và xe cộ sẽ dễ dàng qua lại trên con đường xuyên Việt. Dù vậy người Việt Nam mãi mãi vẫn ghi nhớ sông Gianh – con sông lịch sử.