-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền gồm 6 vài, mỗi vài dài 66 thước 8 tấc 5 phân (mỗi thước mộc ta bằng 0,425 mét); rộng 6 thước 2 tấc. Tổng chiều dài cây cầu là 401 thước 1 tấc. Cầu có 12 nhịp được thiết kế theo kiểu kiến trúc Gothique; mỗi nhịp có thành hình bán nguyệt. Các nhịp kế tiếp nhau làm thành một dải sóng đều đặn, mềm mại như làn nước sông Hương. Với kiểu kiến trúc cầu khá đẹp, hài hòa lại ở ví trí trung tâm thành phố càng làm cho dòng Hương Giang và thành phố Huế thêm duyên dáng, thơ mộng.
Cầu Tràng Tiền ban đầu làm bằng gỗ, còn mặt cầu thì lát bằng ván gỗ lim. Đến sau cơn bão lớn năm Giáp Thìn(1904) đã làm sập một vài sụp đổ xuống ngay tại chỗ, hai vài bay xuống sông ngang chợ Đông Ba, còn một vài bị cuốn trôi về tận Bãi Dâu. Qua trận bão, cầu bị hư hỏng nặng. Sau 2 năm (1904 – 1906), cầu Tràng Tiền được sửa chữa lại bằng sắt và xi măng rất kiên cố. Đến năm 1938, cầu được mở rộng thêm hai bên cho khách bộ hành đi lại thuận lợi thoáng mát. Trong thời kháng chiến chống Pháp, cầu bị đánh sập hai vài để ngăn chặn bước tiến quân của giặc sang sông đánh chiếm kinh thành Huế. Sau đó cầu được sửa chữa lại với hình dáng như cũ nhưng với ba vài sắt hoàn toàn mới. Thời chiến tranh (1968), cầu đã bị sập 2 vài. Sau đó, cầu được Hãng Eiffel chịu trách nhiệm sửa lại để lưu thông, nhưng có một vài chưa được thay thế. Mãi tới năm 1990-1991, Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhận tiếp tục sữa chữa lại cầu Tràng Tiền. Riêng đối với vài số 4 của cầu này thì do tập đoàn Baudin Chateauneuf và hãng sơn Présiozo của Pháp lo liệu. Ngày 19-5-1995, lễ thông cầu được tổ chức trọng thể vào đúng ngày sinh nhật của Bác Hồ. Như vậy, cầu Tràng Tiền đã được tu sữa lại toàn bộ và nâng cấp độ vững chắc hơn trước. Tuy cấu trúc cầu có thay đổi một số chi tiết về dầm, gá níu chằng, nhưng hình dáng chiếc cầu vẫn đẹp như xưa.Về tên gọi chiếc cầu này cũng có thay đổi qua từng thời kỳ. Ban đầu, cầu có tên là cầu Thành Thái, vì cầu được xây dựng dưới thời vua Thành Thái thứ 9 (1897). Sau khi vua Thành Thái bị Pháp phế truất, Pháp cho đổi tên cầu thành cầu Clémenceau (Cơ- lê măng- Xô) là tên vị Thủ tướng nước Pháp có công trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Đến năm 1945, Nội các Trần Trọng Kim cho đổi tên cầu này thành cầu Nguyễn Hoàng (vị chúa Nguyễn đầu tiên tới trị vì xứ Đằng Trong này). Mặc dầu qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, chiếc cầu qua dòng Hương giang này đã mấy lần “thay tên, đổi họ”, nhưng dân chúng xứ Huế và khắp nơi trong cả nước đều gọi tên cầu Tràng Tiền. Cái tên thông dụng bao đời nay vẫn thấm sâu trong tâm thức của mọi người. Ngày xưa còn gọi là Trường Tiền vì vị trí cầu nằm gần sát bờ sông Hương, cạnh xưởng đúc tiền xu thời xa xưa (trường tiền là vùng đất trống rộng có xưởng đúc tiền).Chiếc cầu lịch sử này đã bao phen bị phong ba bão táp của thiên tai và hư hại tàn phá của chiến tranh. Cầu đã từng chứng kiến trước bao cảnh hưng vong, thăng trầm của đất nước qua các thời đại. Cầu Tràng Tiền là thắng cảnh nổi tiếng đã đi vào thơ ca dân gian xứ Huế từ bao đời nay và là đề tài vô tận của biết bao ca khúc trữ tình; là biểu tượng của Huế xưa và nay.
Nếu ai có dịp treo lên đỉnh núi Ngự Bình mà nhìn về cầu Tràng Tiền thì thấy đẹp vô cùng. Chiếc cầu như nàng tiên cá trắng nõn uốn mình nằm vắt ngang sông Hương xanh biếc, trong ngân.

Vào những đêm trăng sáng, bóng dáng chiếc cầu cứ lung linh, lấp loáng dưới lòng sông như đùa giỡn với ánh trăng. Thỉnh thoảng có những chiếc thuyền xuôi ngược được chèo lái qua dưới gầm cầu tạo nên những làn sóng nước vỗ vào chân cầu nghe lao xao, êm dịu.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung