-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Tài Liệu Thuyết Minh Đà Nẵng

Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia.
Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà... và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn.
Giao thông
Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và khu vực. Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách Hà Nội 763km. Từ Đà Nẵng có các chuyến bay đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Pleiku. Có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong, Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep Air way, Far Transportasion và Sil Airway.

Lên thăm chùa chiền và hang động Thuỷ Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: đường tam cấp phía tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc.
Leo đến khoảng giữa đường tam cấp phía tây, quý khách sẽ gặp cổng ngoài của chùa Tam Thai nhưng hãy khoan vào chùa ngay mà nên rẽ trái, vòng hướng chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm và Phổ Đồng ra thăm Vọng Giang Đài chếch về phía phải chùa Tam Thai.
Ở đây có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu rộng 1m, cao 2m dựng trên một nền đế rộng. Trên mặt bia khắc 3 chữ Hán lớn “Vọng Giang Đài” (Đài ngắm sông) và một dòng chữ nhỏ ghi ngày tháng năm dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (Năm Minh Mạng thứ 18, tháng 7, ngày tốt). Đứng ở đây có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng, Quảng Nam và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh. Lên đến chùa Tam Thai là du khách đã đến với một di tích quốc gia và cũng là di tích Phật giáo.
Theo sử liệu, chùa được xây dựng cách đây ít nhất 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai và đến năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất, du khách sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hoả Nghiêm và động Huyền Không.
Cá cơm than được lựa chọn kỹ là loại cá tươi, không to quá hoặc nhỏ quá. Khi muối, không cần rửa lại, vì trước khi lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Những thùng, chum, vại muối phải làm bằng gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít, mới đúng cách. Khi trộn cá chú ý, sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào chum vại, đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một lần vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại. Đậy nắp thật kín, đưa vào phòng tối, khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải, khoảng sáu, bảy tháng trộn cá muối lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men mầu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch bắt đầu lọc mắm, nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm. Nước mắm chảy từ từ, có mầu đỏ sậm như mầu cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn. Nhiều làng lân cận Nam Ô cũng chế biến loại nước mắm này, nhưng không thành công. Theo những gia đình có truyền thống chế nước mắm Nam Ô thì việc chế biến phải có bí quyết và đòi hỏi công phu, chỉ sơ ý là nước mắm mất ngon. Từ xa xưa, nước mắm Nam Ô đã rất nổi danh. Ngày Tết, ngày lễ, người dân trong cũng như ngoài tỉnh ai cũng muốn có chai nước mắm Nam Ô.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung