-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh đặt dưới bóng Hiển Lâm Các, trước sân Thế Miếu ở phía tây nam Hoàng Thành, thuộc Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cửu Ðỉnh là chín cái đỉnh đồng lớn nhất Việt Nam đúc năm 1836 thời Minh Mạng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với miếu hiệu của một vị hoàng đế thờ trong Thế Miếu.
Cửu Ðỉnh - chín cái đỉnh có những đặc điểm riêng:
Cao Ðỉnh dành cho vua Thế Tổ Cao Hoàng Ðế (tức Gia Long), Nhân Đỉnh dành cho Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (tức Minh Mạng), Chương Ðỉnh, Anh Ðỉnh, Nghị Ðỉnh, Thuần Ðỉnh, Tuyên Ðỉnh dành cho các vua kế tiếp là Thiệu Trị, Tự Ðức, Kiến Phước, Ðồng Khánh, Khải Ðịnh. Cho đến năm 1958 trong Thế Miếu chỉ có 7 án thờ nên mới dùng 7 đỉnh, còn hai đỉnh Dụ và Huyền chưa dùng đến.
Mới nhìn 9 đỉnh hình như giống nhau, nhưng trong thực tế chúng đều khác nhau: khác nhau về trọng lượng, khác nhau về bộ chân, cũng như bộ quai ở trên. Nhưng cái khác nhau đặc biệt nhất là 17 hình chạm chung quanh mỗi đỉnh.
Ứng với các án thờ bên trong Thế Miếu, Cửu Ðỉnh từ hồi mới đúc xong đã được đặt vào chỗ như ta thấy hiện nay: Cao Ðỉnh đứng giữa một mình ở hàng trước, các đỉnh khác đứng thẳng hàng ở phía sau theo vị trí cứ một cái bên trái thì đến một cái bên phải đối xứng nhau qua đỉnh trung tâm: Nhân Cương, Anh Nghị, Thuần Tuyên và Dũ Huyền.
Mười bảy hình chạm nổi chung quanh mỗi đỉnh gồm những gì tiêu biểu của đất nước từ Lạng Sơn xuống tận mũi Cà Mau và được qui lại trong các chủ đề: tinh tú, sông núi, biển cả, thuyền bè, xe cộ, các sản vật quí giá trên rừng, dưới biển của nước Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Minh Mạng đúc Cửu Ðỉnh với mục đích tượng trưng đế quyền của dòng họ. 

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung