-->
Đi Rồi Sẽ Đến Go will come

Translate

NẠP NĂNG LƯỢNG - BỨT PHÁ ĐƯỜNG ĐUA

NHỮNG CÂY CẦU NỔI TIẾNG Ở ĐÀ NẴNG

Ngoài cầu quay sông Hàn, 'thành phố ánh sáng' còn có cầu Rồng đăng ký kỷ lục Guinness, cầu Trần Thị Lý hình cánh buồm, cầu dây võng Thuận Phước lớn nhất Việt Nam, cầu Nguyễn Văn Trỗi làm bằng giàn thép Poni hiếm hoi.
Cuối tháng 3, TP Đà Nẵng khánh thành cùng lúc hai cây cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng bắc qua sông Hàn đúng dịp kỷ niệm 38 năm Giải phóng Đà Nẵng. Không chỉ nối liền đôi bờ để tạo an sinh cho người dân, 6 cây cầu ở Đà Nẵng còn là điểm nhấn phát triển du lịch.
Được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển, cầu Rồng đang được UBND TP Đà Nẵng đăng ký kỷ lục rồng thép lớn nhất thế giới.
Phần đầu và đuôi rồng được thiết kế theo phong cách rồng thời Lý. Đầu rồng có khả năng phun lửa và nước. Cầu được khởi công xây dựng tháng 7/2009 và hoàn thành sau gần 4 năm thi công, dài 666m và tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Khánh thành cùng ngày với cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731m, rộng 34,5m và có vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Cầu quay sông Hàn khá nổi tiếng bởi đây là cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công năm 1998 - 2000. Cây cầu dài gần 500m, rộng 12m này nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến Đà Nẵng.
Nằm ngay cửa biển, cầu dây võng Thuận Phước dài 1,8 km, rộng 18 m được xây dựng trong hơn 6 năm (2003 - 2009), với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Đây là cây cầu treo dây võng lớn nhất Việt Nam, với hệ thống đèn rực sáng về đêm.
Nằm giữa cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng là cầu Nguyễn Văn Trỗi có "tuổi thọ" cao nhất. Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500m, khổ cầu 10,5m, không có lề dành cho người đi bộ, từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ.


Đà Nẵng Cầu Nguyễn Văn Trỗi

Cầu Nguyễn Văn Trỗi được Hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Năm 1978, cầu được dỡ bỏ mặt cầu bằng gỗ, thay bằng kết cấu bêtông cốt thép. Năm 1996, mặt cầu lại được thay bằng các tấm thép để giảm trọng lượng (do kết cấu móng bị yếu). Cùng với cầu Long Hồ, dẫn từ thành phố Cam Ranh vào sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa (cũng do Hãng RMK xây dựng những năm 1960), cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cây cầu có kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, cây cầu vinh dự mang tên người anh hùng xứ Quảng-Nguyễn Văn Trỗi. Cầu nhanh chóng được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và được xem là tuyến đường bộ huyết mạch nối liền hai bờ Đông –Tây sông Hàn cho đến khi cầu quay Sông Hàn được đưa vào sử dụng năm 2000.
38 năm sau ngày giải phóng, với tốc độ phát triển nhanh chóng Đà Nẵng đã khoác lên mình diện mạo mới năng động và hiện đại, khẳng định tầm vóc “thành phố phát triển động lực của khu vực miền Trung- Tây Nguyên”. Diện mạo đô thị thành phố ngày càng phát triển, nhiều công trình hạ tầng đô thị được xây dựng, trên dòng sông Hàn thơ mộng đã xuất hiện thêm cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước nối liền đôi bờ Đông - Tây, thì cầu Nguyễn Văn Trỗi vẫn trầm mặc lặng lẽ chuyên chở bao phận đời ngược xuôi.
Một trong những phối cảnh cải tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi thành cầu đi bộ
Cùng với công cuộc đô thị hóa, cũng như cầu Trần Thị Lý cũ, cầu Nguyễn Văn Trỗi không còn đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về vận tải thương mại, du lịch, dịch vụ. Do vậy, việc tháo dỡ hai cây cầu này để xây dựng một cây cầu mới to đẹp hơn, hiện đại hơn, bắt kịp với tầm vóc của thành phố gần như là một điều không tránh khỏi. Theo kế hoạch ban đầu, khi cầu mới Trần Thị Lý xây dựng xong, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ được tháo dỡ. Tuy nhiên, trong lần thị sát công trình này đầu tháng 2/2012, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy khi đó đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu giữ lại cây cầu có dạng cầu dàn thép poli này để làm cầu đi bộ, đồng thời bố trí cảnh quan phù hợp, tạo điểm dừng chân cho người dân và du khách có thể thư thái ngắm nhìn vẻ đẹp thành phố.
Có thể nói đây là một quyết định nhận được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và cả các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật thành phố. Và như thế, sau ngày khánh thành cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng (29/3/2013), cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức ngừng lưu thông để phục vụ việc cải tạo thành cây cầu đi bộ.

Phải đi qua cái thuở ban đầu khai phá với bao gian nan thiếu thốn mới thấu hết, mới biết quý trọng và nâng niu thành quả phát triển. Việc giữ lại cầu Nguyễn Văn Trỗi, nói như nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sẽ giúp nàng “nàng Lọ Lem” sông Hàn giữ được nét đáng yêu, nguyên sơ, chứng nhân cho lịch sử, cho bao ký ức nguyên sơ của người Đà Nẵng về một thời “ngăn sông cách đò…” mà vẫn đi cùng sự vận động không ngừng của thành phố, góp phần tô điểm đô thị. Đà Nẵng là thành phố không ngừng đột phá trong việc tìm tòi, xây dựng cái mới hướng tới sự phát triển bền vững nhưng cũng luôn biết gìn giữ những giá trị, nét đẹp của lịch sử văn hóa để nhắc nhở bao thế hệ tương lai.

Cầu Thuận Phước

Một trong những điểm nhấn nổi bật của thành phố Đà Nẵng là những chiếc cầu nối liền đôi bờ sông Hàn. Bởi lẽ không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi hơn mà còn kết nối giao thương, tạo đà cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên nét riêng cho thành phố với những kiến trúc mới lạ, ý tưởng thiết kế độc đáo. Không những thế, khi màn đêm buông xuống dòng sông Hàn, những chiếc cầu trở nên rực rỡ hơn dưới những ánh đèn màu, càng làm tôn thêm vẻ quyến rũ của một thành phố trẻ năng động. Một trong số đó phải kể đến cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam.
Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An. Từ đó, một hệ thống giao thông - du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế.
Với quan điểm thiết kế là kết cấu cầu phải thuộc loại hiện đại, tạo được điểm nổi bật nhưng không quá phức tạp, công nghệ thi công hiện đại nhưng phải từng được áp dụng trên thế giới để đảm bảo tính khả thi cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ thi công, ngày 19/7/2009, cầu Thuận Phước chính thức được thông xe với tổng chiều dài 1.856m, trong đó phần cầu treo dây võng dài 655m và phần cầu dẫn phía hai đầu Thuận Phước và Sơn Trà mỗi bên dài 600m. Cầu rộng 18m với 4 làn xe (ô tô và xe máy), 2 lối đi bộ và 2 lối đi dành cho xe đạp và xe thô sơ.  
Phần nhịp chính dây võng của cầu gồm 3 nhịp dầm hộp thép liên tục dài 655m (125m+405m+125m) với tổng cộng 69 đốt dầm được nối với nhau bằng liên kết hàn. Cáp chủ gồm 2 bó cáp có đường kính Φ= 360 mm và cáp treo gồm 114 bó bố trí cách nhau trung bình 9,9m, gồm loại dây treo thông thường Φ= 65 mm và dây treo đặt biệt Φ= 101 mm. Ba nhịp dầm này được nối qua hai trụ tháp cao 80m (tính từ bệ cọc) với kết cấu dạng khung bằng Bê tông cốt thép. Kết cấu trụ được phác thảo mặt phẳng nhiều đường cong, tạo kiến trúc bằng các lồng kính, các chi tiết inox và nhôm. Hệ neo là kết cấu khung trọng lực trên hệ móng giếng chìm và mố neo cũng được phác thảo mặt phẳng nhiều đường cong với kiến trúc đẹp. Phần cầu dẫn phía Thuận Phước và Sơn Trà, mỗi bên gồm 12 nhịp dầm hộp Bê tông cốt thép dự ứng lực 50m liên tục. Trụ cầu dẫn dạng thân đặc Bê tông cốt thép M400, móng trụ đặt trên hệ cọc khoan nhồi đường kính Φ= 1500 mm, sâu đến 74 m. 
Bên cạnh đó, với ý tưởng thiết kế ánh sáng là hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn, công ty Philips đã sử dụng hệ thống đèn Led với công nghệ mới nhất mà công ty đang sử dụng cho những cây cầu trên thế giới để làm nổi bật thêm kiến trúc và vẻ đẹp tráng lệ của cầu Thuận Phước. 
Nếu cầu quay Sông Hàn là cây cầu đầu tiên đánh dấu mốc son phát triển của thành phố, chứng kiến sự chuyển mình của khu vực phía Đông sông Hàn; cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý với hình ảnh con rồng và cánh buồm vươn ra biển lớn, thể hiện sự năng động và ý chí khát khao phát triển không ngừng của con người Đà Nẵng thì cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la.

Cầu Quay Sông Hàn


Cầu Quay Sông Hàn là biểu tượng của Thành Phố Đà Nẵng và còn là biểu tượng của du lịch Đà Nặng. Ý nghĩa biểu tượng ấy không chỉ ẩn chứa trong đó vẻ đẹp độc đáo hay sự thú vị của một cây cầu quay duy nhất mà còn nằm ở việc cây cầu được xây dựng bởi chính những đồng tiền chắt chiu của người dân Đà thành. Trắng đêm xem cầu quay Lần đầu đến Đà Nẵng, sau mấy ngày bố trí lịch đi hết các danh thắng như: Cáp treo Bà Nà, tượng Phật bà trên Bán đảo Sơn Trà, du ngoạn Cù Lao Chàm rồi về tắm biển Mỹ Khê, tôi hào hứng khoe lịch trình đã đi thì anh bạn công tác ở Sở GTVT Thành phố nói: “Ông đi đâu tôi không biết nhưng đến Đà Nẵng mà chưa thức đêm xem cầu quay thì đừng vội khoe!”. Dù đã nghe tiếng cây cầu này từ lâu, nhưng nghĩ đến chuyện đêm lang thang ra giữa sông xem cầu quay khiến tôi có vẻ lừng chừng nhưng anh bạn đã nói chắc nịch: “Đêm nay tôi sẽ đưa ông đi xem cầu quay”.  Trong lúc chờ đợi, anh bạn thủ thỉ câu chuyện về cầu quay mà theo anh nó như một “báu vật sông Hàn”. Anh bảo, nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và nhắc đến sông Hàn thì lại không thể không nhắc đến cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam. Cầu quay sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố.  Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu quay lộng gió và mát rượi. Cầu sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía Đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hóa của TP Đà Nẵng hiện đại. Dầm cầu quay ngang 90o quanh trục và sau đó nằm dọc theo dòng chảy của sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Đêm trôi qua thật nhanh khi kim đồng hồ chỉ gần đến số 12. Chúng tôi cùng nhau lững thững ra phía cầu. Cầu sông Hàn ban ngày trông sừng sững với những cột dây văng là thế mà về đêm trở nên vô cùng mềm mại. Khi chúng tôi đến, đã có nhiều đôi bạn trẻ cũng như du khách tập trung hai bên cầu. Khoảng hơn 1h đêm, tôi bắt đầu thấy thân cầu như đang rùng rình chuyển động.  Và thật lạ, phần giữa cầu bắt đầu tách ra làm đôi. Bệ đỡ của trục quay nằm ở phần chính giữa cầu. Dầm cầu cứ vậy quay ngang 90o quanh trục và sau đó nằm dọc theo dòng chảy của sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Một cảnh tượng lạ lùng, độc đáo khiến mọi người chứng kiến đều chăm chú dõi theo. Không ít người vội vã tìm cho mình góc ảnh đẹp nhất để lưu lại kỷ niệm đứng trên chiếc cầu quay duy nhất, chỉ có trên sông Hàn. Anh bạn đi cùng bảo, khoảng 4 giờ sau cầu sẽ quay trở lại như cũ để phục vụ giao thông trên cầu. Vì thế, để có được những điều thú vị ấy, nhiều người đã phải thức trắng đêm để vận hành cầu, đảm bảo giao thông và phục vụ khách du lịch. Dân góp tiền xây cầu Ít ai biết, cầu sông Hàn có thể hoàn thành là do nhân dân Đà Nẵng góp tiền xây. Vì thế, khi khánh thành cây cầu này, đã có rất đông người dân đến chứng kiến và chung hưởng niềm vui. Ngày 29/3/2000, khi tấm băng đỏ được cắt thì dòng người lên tới con số hàng vạn đã ào lên trung tâm cầu để chứng kiến cảnh ráp nối những nhịp quay với toàn bộ cây cầu. Trong những phút lịch sử đó, ông Vũ Kim Chung, khi ấy còn là Tổng Giám đốc Tổng công ty XDCT giao thông 1 (Cienco1) đã thốt lên: “Đây chính là cuộc thử tải lớn nhất để chứng minh độ bền của cầu”.  Từ vị trí nằm dọc dòng sông trước sự chuyển động của mâm quay, cả khối mặt cầu nặng trên 100 tấn đã khớp vào đúng vị trí, hết 18 phút, với một góc quay 90o. Mọi người ôm nhau, bắt tay nhau trong niềm vui khôn tả. Kể từ giờ phút ấy, hai bờ Đông và Tây TP Đà Nẵng được nối bởi cầu sông Hàn, với chiều dài là 446m, rộng 15m. Ông Cấn Hồng Lai, ngày đó là Phó Giám đốc điều hành, phụ trách trực tiếp kỹ thuật công nghệ xây dựng cầu sông Hàn (nay là Tổng Giám đốc Cienco 1) cho biết, tổng mức đầu tư công trình chỉ khoảng 44 tỷ đồng. Vốn liếng ngày đó rất thiếu, Đà Nẵng đã huy động mọi nguồn nhưng vẫn rất khó khăn. Trong bối cảnh đó, thành phố đã có sáng kiến huy động sức dân, kêu gọi người dân chung tay đóng góp để xây dựng cây cầu độc đáo, có một không hai của thành phố. Và thật bất ngờ, lãnh đạo thành phố vừa ra lời kêu gọi đã nườm nượp người đến quyên góp, ủng hộ tiền xây cầu. Tổng số tiền do người dân đóng góp khi đó lên đến gần 7 tỷ đồng. Thi công thần tốc Cầu quay sông Hàn cũng là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.  
Ông Tạ Đình Bảy - nguyên Giám đốc Công ty cầu 12 cho biết, cầu sông Hàn hoàn thành trong vòng 19 tháng, chưa phải là cây cầu lớn như Chương Dương, Phú Lương và một số cây cầu khác mà Công ty cầu 12 thi công, nhưng đây lại là cây cầu thi công trong điều kiện địa hình phức tạp. Sông sâu, lòng sông còn vướng bom mìn, sắt thép do chiến tranh để lại. Đặc biệt là trụ số 6 có đường kính 19m, trên mâm quay và 2 nhịp dầm sắt dài 122m, trên mặt cầu đặt 1 tháp treo cáp cao 125m. Đơn vị thi công đã phải dùng búa khoan nhồi, cắm xuống lòng sông tất cả 72 cọc nhồi, 40 cọc cốt thép, đã tính toán chi tiết cho từng vành đai cọc ván thép để bảo đảm an toàn cho cán bộ, công nhân viên thi công. 19 tháng thi công, họ đã chịu 4 trận đại hồng thủy (1998 - 1999). Nhưng với kinh nghiệm của một nhà thầu dày dạn kinh nghiệm, trên 200 cán bộ, công nhân Công ty cầu 12 ở sông Hàn đã khắc phục vượt qua. Trong 14 mố trụ, riêng năm 1999, đơn vị đã thi công với tốc độ thần tốc khi hoàn thành xong 10 trụ vượt sông. Cẩn thận hơn, ông Nguyễn Bá Thanh, khi ấy còn là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng còn yêu cầu lãnh đạo công ty cam kết, bảo đảm phương án phải thật an toàn. Tinh thần sáng tạo, sự tính toán chính xác, cộng ý chí của Công ty cầu 12 đã chiến thắng bão lũ. Phương án dùng kích thông tâm kết hợp dùng thép phi 38 đưa thủ tháp cao 125m lắp ráp đúng vị trí đã tiết kiệm khoảng 10 lần chi phí cho thành phố so với phương án của các chuyên gia Trung Quốc.  Từ khi có cầu Sông Hàn, từ trung tâm thành phố, qua đường Lê Duẩn chỉ mất 5 phút xe máy đã sang đến Bán đảo Sơn Trà, rút ngắn một chặng đường vòng 15 - 16km.  Giờ đây, trên sông Hàn đã có nhiều cây cầu mới bắc qua như: Cầu Rồng, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Thuận Phước… nhưng cầu sông Hàn vẫn là một điểm nhấn và là biểu tượng không thể phai nhòa trong tâm trí người dân Đà Nẵng và du khách bốn phương.

Đà Nẵng Như Một Viên Ngọc Tỏa Sáng Trong Đêm

Đà Nẵng luôn là điểm đến thú vị đối với du khách, nếu tản bộ trên cầu Rồng bắc qua sông Hàn về đêm, bạn sẽ nhìn thấy cảnh tượng đẹp lung linh, hiện đại của thành phố, không thua kém gì những địa danh nổi tiếng trên thế giới. Có lẽ vì vậy mà hiện nay số lượng du khách từ miền Nam và miền Bắc đến tham quan Đà Nẵng rất đông, mang lại việc làm và thu nhập cho người dân đồng thời bổ sung ngân sách của thành phố Đàng Nẵng. Chính vì vậy mà Đà Nẵng luôn có những công trình mới để thu hút khách du lịch, sự thân thiện, chân chất, thật thà hiếu khách của người dân Đà Nẵng cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành du lịch vượt bậc như hiện nay. Đà Nẵng là một điểm đến thú vị, ấn tượng, an toàn, thoải mái nhất hiện nay.
Đồ đạc đầy bùn đất sau khi nước rút tại Đà Nẵng  /  Tấm biển xin lỗi ở Đà Nẵng khiến cộng đồng ngỡ ngàng







Đà Nẵng Cầu Trần Thị Lý


Cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn nằm phía thượng lưu, cách cầu Rồng khoảng 1km sau hơn 3 năm thi công với hình ảnh cánh buồm căng gió vươn ra biển, Cầu Trần Thị Lý đã trở thành một điểm tham quan, chụp ảnh mới cho du khách khi đến du lịch Đà Nẵng.
Trần Thị Lý (tên thật Trần Thị Nhâm) (30 tháng 12 năm 1933 tại xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam –20 tháng 11 năm 1992 tại Đà Nẵng) là một nhà hoạt động cách mạng, nữ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam vàQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tham gia trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, là nữ tù chính trị dưới các nhà tù Pháp-Mỹ và là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Bà được xem là một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên, gan dạ, dũng cảm, vì đã từng chịu nhiều cực hình, tra tấn dã man, vô nhân đạo trong các nhà tù Pháp-Bảo Đại và Mỹ-Diệm mà vẫn bất khuất, không khai báo, kiên trì chịu đựng, không khuất phục.
Trong thời gian dưỡng bệnh ở Hà Nội, Trần Thị Lý có tình cảm với một thương binh đồng hương. Hai ông bà có một đám cưới đơn giản và đến năm 1978 mới làm đăng ký kết hôn. Do bị tra tấn, bà mất khả năng sinh nở nên hai người nhận một con gái nuôi. Năm 1979, Trần Thị Lý từ Hà Nội về sống tại Đà Nẵng, trong điều kiện sức khỏe được phục hồi một phần. Gia cảnh gia đình bà thời gian đó khó khăn, nhiều năm liền sống trong căn nhà cấp 4 [1]. Tháng 2 năm 1992 bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Bà mất tại Đà Nẵng.
Dự án cầu Trần Thị Lý được khởi công từ tháng 4/2009, với tổng mức đầu tư sau các lần điều chỉnh là 1.709 tỷ đồng cùng những công nghệ thi công kỷ lục. 

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý mới nhìn rất hiện đại

Cầu Trần Thị Lý là cây cầu hiện đại với kiến trúc và kết cấu độc đáo khi sử dụng hệ dây văng 3 chiều kết hợp trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, cao 145m so với mặt nước biển, gối ngàm cứng độc đáo nhất Việt Nam. Với thiết kế độc đáo, cây cầu như cánh buồm căng gió vươn khơi xa.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý

Cầu được xây tại vị trí cây cầu đường sắt De Lattre de Tassigny do Mỹ xây đựng từ năm 1950. Theo thời gian, cây cầu này được cải hoán thành cầu đường bộ giành cho xe máy và nay được xây dựng với hình dáng cánh buồn căng gió vươn ra biển.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý nhìn tổng quát

Cầu Trần Thị Lý mới có tổng chiều dài cầu là 731m, bề rộng mặt cầu 34,5m cùng hệ thống dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực dài 450m (gồm nhịp chính, mố và hầm chui) cùng hệ thống cảnh quan cây xanh hiện đại.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý như cánh buồn căng gió, vươn khơi xa 

Đà Nẵng Về Đêm

Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố ánh sáng” khi những cây cầu, tòa nhà, khu dân cư đồng loạt lên đèn. Vẻ đẹp lung linh của thành phố hấp dẫn nhiều du khách.


Đứng ở độ cao hơn 600 m trên đỉnh núi Sơn Trà, hay đèo Hải Vân, đỉnh núi Bà Nà nhìn xuống, Đà Nẵng lung linh về đêm.


Từ đỉnh núi Sơn Trà nhìn xuống, cây cầu thép mới khánh thành ngày 29/3 vừa qua với hình dáng con rồng thời Lý vươn mình ra biển lớn hiện ra oai phong. Hiện “Rồng thép” này phun lửa, nước vào 21h thứ bảy và chủ nhật. Mỗi đêm “Rồng” biểu diễn tiêu hao khoảng 2kWh điện.


Nằm ở cửa biển Đà Nẵng, Thuận Phước là cầu dây võng dài nhất Việt Nam. Đêm xuống, nhìn từ đỉnh núi Sơn Trà, cây cầu tạo thành những đường cong kỳ thú. Mỗi khi thành phố lên đèn, hệ thống đèn trang trí được lập trình mô phỏng như những chùm pháo hoa rực rỡ bắn lên trời đêm.


Cầu Trần Thị Lý với dáng dấp cánh buồm trên sông Hàn. Hệ thống chiếu sáng của cầu được đổi màu theo mùa. Vào mùa nắng, đèn cầu thay đổi với các màu vàng, tím, xanh dương, xanh lá. Còn mùa mưa sẽ là các màu vàng, cam, đỏ và hồng.


Một khu nhà cao tầng và dân cư đan xen nhau tại bờ Tây của Đà Nẵng nhìn ra hướng biển. Hệ thống điện toàn thành phố được đánh giá là khá hợp lý, phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn, tiết kiệm điện năng.


Nhiều nhà cao tầng đua nhau mọc lên đã tạo thêm vẻ đẹp và sức sống của Đà Nẵng


Khu Đô thị phía Nam của Đà Nẵng ở hai quận trung tâm là Hải Châu và Thanh Khê lung linh lúc đêm về.


Eo biển phía Tây Bắc tạo thành đường cong kỳ diệu dọc từ đường Nguyễn Tất Thành lên Hải Vân Quan.


Những tòa nhà cao tầng, trong đó có Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đang dần hoàn thiện, đứng đối diện với tòa nhà Novotel cao 37 tầng


Phía Tây của thành phố là nhị hồ nằm cạnh khu căn hộ cao cấp, hòa vào ánh sáng của Đà Nẵng về đêm.


Nút giao thông lớn ở Đà Nẵng.

Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh nối liền sân bay Đà Nẵng với khu vực trung tâm và các điểm du lịch hấp dẫn…đến nút giao thông hai đầu cầu Rồng nối liền hai bờ Tây – Đông của thành phố biển

Cầu Rồng vào top công trình chiếu sáng xuất sắc thế giới

Các chuyên gia chiếu sáng thế giới đánh giá thiết kế chiếu sáng mỹ thuật Cầu Rồng (Đà Nẵng) là "một giải pháp đầy cảm hứng cho một công trình độc đáo".
Thiết kế chiếu sáng mỹ thuật cho Cầu Rồng (Đà Nẵng) vừa được hai giải thưởng quốc tế danh giá là FX Design Awards 2013 và Lighting Design Awards 2014 bầu chọn vào danh sách Các công trình thiết kế chiếu sáng xuất sắc thế giới.
Tại lễ trao giải FX Design Awards 2013 ở London, ban giám khảo nhận xét "thiết kế chiếu sáng cầu Rồng có một giải pháp đầy tính cảm hứng cho một công trình độc đáo". Cùng vào chung kết hạng mục "Lighting Design" với Cầu Rồng của giải thưởng này còn có 6 công trình quốc tế khác như Trung tâm hội nghị quốc tế Edinburgh, Đại học Mỹ thuật London...
Cầu Rồng có kiến trúc mô hình rồng thép dài 666 m, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng (khánh thành ngày 29/3/2013) do công ty ASA Lighting Design Studios (TP HCM) thiết kế chiếu sáng mỹ thuật. Đây là lần đầu tiên công trình chiếu sáng mỹ thuật của Việt Nam được vinh danh quốc tế cùng các công ty thiết kế chiếu sáng nổi tiếng đến từ châu Âu. 
Cầu Rồng (Đà Nẵng) được thiết kế chiếu sáng mỹ thuật với màu vàng chủ đạo.

Ngày 22/1, công ty ASA Lighting Design Studios cho biết, thiết kế chiếu sáng của Cầu Rồng cùng 8 công trình khác trên thế giới cũng lọt vào chung kết Giải thưởng Lighting Design Awards 2014 trong hạng mục "Công trình quốc tế có thiết kế chiếu sáng cảnh quan xuất sắc". Lễ công bố và trao giải sẽ diễn ra tại Anh vào tháng 3/2014.
Lighting Design Awards là một trong những giải thưởng chuyên ngành danh giá toàn cầu về thiết kế chiếu sáng kiến trúc. Cùng được đề cử với Cầu Rồng của giải này còn có thiết kế chiếu sáng của Tháp Kipco Kuwait, Đài tưởng niệm nạn nhân bạo lực ở Mexico hay Khu phức hợp thể thao Gammel Hellerup, Đan Mạch...
Theo TS.KTS Trần Văn Thành, Giám đốc thiết kế của ASA, phương án chiếu sáng được chọn thể hiện là hình ảnh Rồng Vàng rực rỡ bay trên sông Hàn, hướng ra biển Đông. Ngoài màu vàng chủ đạo, cầu còn được thay đổi thêm màu bạc, xanh lá, xanh lam và vàng dương – những màu sắc quen thuộc của con rồng dân gian Việt Nam.
"Sự chuyển động của rồng được minh họa bằng hiệu ứng sao trên dây văng, cùng hình ảnh mây lam dưới dạ cầu phản chiếu trên mặt nước. Cả sao và mây được lập trình chuyển động nhẹ như có gió thổi, tạo nên khung cảnh rồng xuất hiện trên nền mây lung linh huyền ảo, và cùng tạo sự gắn kết theo như truyền thuyết rồng luôn xuất hiện cùng mây và gió", ông Thành nói.

Đà Nẵng khởi công bến du thuyền đẳng cấp

Dự án DHC Marina - Bến du thuyền Đà Nẵng và Câu lạc bộ thể thao dưới nước dài gần 700m, nằm ở vị trí đẹp ngay giữa cầu Rồng và cầu sông Hàn.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đồng ý cho Công ty cổ phần đầu tư DHC Marina khởi công dự án DHC Marina - Bến du thuyền Đà Nẵng và Câu lạc bộ thể thao dưới nước. Đây được xem là một trong những bến du thuyền đẳng cấp thế giới tại Việt Nam.
Tham dự buổi lễ khởi công có sự hiện diện của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các sở ban ngành, các chuyên gia nước ngoài và hơn 100 đại diện là các đối tác của Tổng công ty DHC. Lễ khởi công tổ chức cùng với lễ ký kết hợp tác tư vấn thiết kế bến đậu và quản lý hệ thống du lịch du thuyền sông và biển giữa DHC Marina và Superior Jetties - một công ty có tiếng của Australia trong lĩnh vực du thuyền trên toàn thế giới, đánh dấu nền tảng vững chắc cho sự hợp tác và phát triển của hai bên.

Dự án DHC Marina - Bến du thuyền Đà Nẵng và Câu lạc bộ thể thao dưới nước do Công ty cổ phần DHC Marina làm chủ đầu tư với tổng mức giai đoạn một là hơn 203 tỷ đồng, quy mô dự án hơn 56.766 m2.

Dự án này có độ dài gần 700m, trải dài dọc theo phía Tây lòng sông Hàn, vị trí đẹp ngay giữa cầu Rồng và cầu sông Hàn. Dự án do Công ty cổ phần DHC Marina làm chủ đầu tư với tổng mức giai đoạn một là hơn 203 tỷ đồng, quy mô dự án hơn 56.766 m2 và bao gồm các hạng mục chính: cầu cảng đón trả khách là công trình cấp một và du thuyền nổi là công trình xây dựng cấp hai. Dự án sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 4/2015 và sẽ là bến du thuyền hiện đại của Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu của dự án nhằm phát triển du lịch du thuyền và thể thao dưới nước, trong đó phát triển du lịch trên sông kết hợp văn hoá nghệ thuật dân tộc như: ca trù, hát trầu văn, bài chòi…; du lịch kết hợp với thể thao dưới nước như: lướt ván, lặn biển ngắm san hô, câu cá..; du lịch trên biển như: các tour đến đến các đảo, các thành phố lân cận… Đồng thời, dự án nhằm tổ chức các chương trình sự kiện trên sông và tham gia các tổ chức du thuyền quốc tế như hiệp hội, câu lạc bộ và xúc tiến các hoạt động liên quan đến du thuyền tại Việt Nam như: hội chợ triển lãm, giao lưu văn hoá… Bên cạnh đó, dự án cũng hình thành các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ khiêu vũ để tạo thêm dịch vụ cho du khách khi đến với bến du thuyền này.
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần DHC Marina - chủ đầu tư của dự án này cho biết: "Việc đầu tư xây dựng một bến du thuyền trên dòng sông Hàn sẽ tạo nên những cú hích mới cho du lịch thành phố Đà Nẵng. Vì thế, chúng tôi quyết tâm đầu tư xây dựng bến du thuyền này tại Đà Nẵng nhằm làm đa dạng thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước".

Mục tiêu của dự án nhằm phát triển du lịch du thuyền và thể thao dưới nước, trong đó phát triển du lịch trên sông kết hợp văn hoá nghệ thuật dân tộc như: ca trù, hát trầu văn, bài chòi… cùng nhiều hoạt động khác.

Trong khi đó, dưới góc nhìn của một chuyên gia du thuyền - Đại diện công ty Superior Jetties, đối tác chiến lược của Tập đoàn DHC, ông Phil Hudson cho biết thành phố Đà Nẵng là nơi tốt để phát triển ngành du lịch du thuyền. Việc đầu tư dự án cần thực hiện đồng bộ và nhanh chóng để tận dụng những lợi thế quý hiếm của địa thế thành phố Đà Nẵng đối với Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi tin tưởng rằng với sự đầu tư đồng bộ của DHC Marina và tầm nhìn chiến lược phát triển của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, trong tương lai không xa Đà Nẵng sẽ là điểm đến của các siêu du thuyền và các sự kiện trên thế giới. Với địa thế và lợi thế của Đà Nẵng thì có bến sẽ có thuyền cập bến. Do đó, việc đầu tư xây dựng bến du thuyền và câu lạc bộ thể thao dưới nước cũng chính là 'đánh thức' lợi thế vốn có của dòng sông Hàn và các vịnh biển Đà Nẵng".
Mọi chi tiết liên hệ Tổng đài CSKH: 1900.9248 – Hotline: 0903 97 68 33

Cầu Rồng nhận giải kỹ thuật xuất sắc quốc tế

Cây cầu bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) với mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng con rồng bay ra hướng biển vừa được trao giải thưởng lớn của Hội đồng các công ty kỹ thuật Mỹ.
Tại lễ trao Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc Engineering Exellence Award (EEA) diễn ra tại Mỹ, cầu Rồng của Việt Nam được xướng tên nhận giải thưởng lớn (Grand Award) cùng 7 công trình và dự án của nước Mỹ và các quốc gia khác.
Theo ban giám khảo, cầu Rồng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Thân "rồng" có kết cấu vòm bằng tổ hợp 5 ống thép vừa có tính năng nâng các nhịp cầu vừa làm nền cho các vảy rồng. Hệ thống chiếu sáng cầu gồm 15.000 đèn LED. Cầu có khả năng phun lửa, nước vào dịp cuối tuần.
Giải thưởng được trao cho liên danh Louis Berger và Ammann & Whitney của Mỹ, nhờ thiết kế sáng tạo mà đầy tính văn hóa địa phương.
Đây là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, được đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu có chiều dài 666 m, gồm 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng và được đánh giá là điểm nhấn du lịch của Đà Nẵng. Cây cầu cũng được thành phố Đà Nẵng đăng ký kỷ lục Guinness "Con rồng thép dài nhất". 
Vừa qua, cầu Rồng được giải thưởng quốc tế FX Design Awards 2013 và Lighting Design Awards 2014 bầu chọn vào danh sách các công trình thiết kế chiếu sáng xuất sắc thế giới.
EEA là giải thưởng có uy tín nhất trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, được trao cho những dự án xuất sắc hằng năm do Hội đồng các Công ty Kỹ thuật Mỹ (ACEC) bình chọn. Đây được ví như giải Oscar của ngành kỹ thuật.
Tiêu chí của cuộc thi này là các dự án, công trình có tính sáng tạo độc đáo, có độ phức tạp cao và sự đổi mới về kỹ thuật - công nghệ, có độ tinh xảo nhất về thiết kế, cấu trúc, có công năng rộng phục vụ cho lợi ích cộng đồng…
Mỗi năm có 200 dự án, công trình được chọn từ hàng ngàn dự án đăng ký tham gia để trao Giải thưởng Quốc gia. 24 dự án lọt vào vòng tiếp theo được trao Giải thưởng Danh dự. Vòng chung kết là 8 dự án, công trình xuất sắc nhất được trao Giải thưởng lớn.

8 dự án, công trình được trao Giải thưởng Grand Award tại EEA 2014 gồm: Dự án cấp nước Quận Ward từ Monahans đến Odessa, bang Texas; xây dựng lại đường Waker Drive và Congress Parkway, Chiago, Illinois; cầu Rồng, Đà Nẵng, Việt Nam; đường khác mức King Road, Burlington, tỉnh Ontario, Canada; nâng cấp và mở rộng Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Cleveland, Ohio; hệ thống Cầu treo Otia III, Statewide, Oregon; trụ sở Quỹ Bill và Mendinda Gates, Seattle, Washington; và trung tâm Phát triển Tái chế nước Dos Rios, San Antonio, Texas.
Trong đó, Công trình Xây dựng lại đường Waker Drive và Congress Parkway, TP Chicago, bang Illinois đã được ACEC tặng giải Thành quả kỹ thuật đặc biệt xuất sắc.

Cầu Rồng sẽ phun lửa, nước theo nền nhạc

Nhà sáng chế Phan Đình Phương vừa được lãnh đạo Đà Nẵng đồng ý phương án phun lửa, nước theo nền nhạc cho công trình "con rồng thép dài nhất thế giới".
Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'  /  Cầu Rồng nhận giải kỹ thuật xuất sắc quốc tế
Tại buổi lắng nghe ý kiến làm đẹp cầu Rồng của nhà sáng chế Phan Đình Phương mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, chức năng chính của cầu Rồng là phục vụ giao thông, tuy nhiên không có cây cầu nào cộng đồng quan tâm như cầu này. Vì thế, ông Tuấn đồng ý với phương án của ông Phan Đình Phương, Tổng giám đốc công ty An Sinh Xanh, là sẽ để đầu Rồng phun nước theo chủ đề, nền nhạc, ánh sáng lúc thăng, lúc trầm nhằm tạo sự cuốn hút cho du khách.
OEM50167-4427-1413718963.jpg
Với nhiều sáng chế về công nghệ chữa cháy, ông Phan Đình Phương đang ấp ủ phương án phun lửa, nước cho cầu Rồng trên nền nhạc. Ảnh: Nguyễn Đông
Trao đổi với VnExpress ngày 19/10, ông Phan Đình Phương cho biết, ý tưởng này được ông ấp ủ nhiều tháng nay. Đà Nẵng là thành phố của những cây cầu, trong đó cầu Rồng là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hàng đêm cuối tuần, du khách chờ đợi để được xem màn "rồng thép" phun lửa, nước lặp đi lặp lại cũng dễ dẫn đến nhàm chán. Việc phun lửa, nước như hiện nay không truyền tải bất cứ thông điệp nào, ngoài việc "xem cho vui".
"Tôi đang thiết kế để cầu Rồng có rất nhiều kiểu phun lửa, nước trên nền nhạc. Đầu tiên là màn phun nước như một vương miện trên đầu rồng, rồi phun ở mép rồng, phun đứng, phun nằm, mạnh yếu theo tiết tấu của bản nhạc. Toàn bộ con Rồng phun nước thành sương mù, chỗ đậm, chỗ nhạt như hình ảnh rồng bay trong mây. Còn việc phun lửa tại miệng rồng sẽ theo từng tiết tấu nhạc cao trào, chứ không phun từ đầu đến cuối bản nhạc", ông Phương nói và cho biết vận hành kỹ thuật này sẽ bằng máy vi tính.
Dự tính, sẽ có hai ống nhựa phi 100 mm kéo suốt trên thân rồng. Trên ống đục các van thành vòi phun mây mù. Trước giờ phun lửa, nước sẽ có loa thông báo đến người xem. Ông Phương cũng đang ấp ủ việc làm cho phần đầu rồng có thể quay được, miệng há to và nhỏ lại như đang hát, con mắt chớp được để "rồng thép" thân thiện hơn. Hiện kinh phí cho phương án này chưa được tính toán.
rong-3822-1413718963.jpg
Với phương án ông Phương đang xây dựng, đầu rồng sẽ uyển chuyển, thân thiện và cuốn hút hơn với du khách gần xa. Ảnh: Nguyễn Đông
Trước đó, Công ty An Sinh Xanh được thành phố Đà Nẵng thuê thiết kế phun nước cho cầu Rồng. Ông Phương sáng chế ra phương pháp dùng bồn chôn ngầm để lấy nước sinh hoạt, kết hợp với một máy nén khí hoạt động theo cơ chế đưa một đường nước, một đường khí và mở hai van cùng lúc. "Vòi rồng" phóng nước xa khoảng 120 m và chỉ mất khoảng 70.000 đồng tiền vận hành, cùng 4 khối nước cho ba lần phun mỗi đêm.

Thông Tin Du Lịch & Tài Liệu Tuyến Điểm

Thông Tin Du Lịch Miền Trung